Giải pháp cho nông dân khi Việt Nam tham gia TPP
Trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động của Chương trình hợp tác trung hạn giữa Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) với các tổ chức nông dân khu vực châu Á và Thái Bình Dương (Chương trình MTCP 2) tại Việt Nam, sáng nay (12/5) tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp cho nông dân khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP”.
TPP
là Hiệp định thương mại lớn nhất trên toàn cầu với sự tham gia của 12 thành
viên của 3 châu lục gồm: châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương, chiếm khoảng 40%
kinh tế toàn cầu; 25% thương mại thế giới. Đây cũng là Hiệp định thương mại tự
do với những cam kết sâu nhất với 95 đến 100% dòng hàng hóa có lộ trình xóa bỏ
thuế nhập khẩu…
Theo ông Jong Ha Bae - Trưởng đại diện Tổ chức Nông lương Liên hợp
quốc tại Việt Nam, toàn cầu hóa, tự do thương mại và hội nhập đem lại nhiều cơ
hội mới và những khó khăn thách thức. Việt Nam là nước được hưởng lợi nhất so
với 11 quốc gia tham gia TPP, tuy nhiên lợi thế cao hơn đồng nghĩa là rủi ro từ
bên ngoài cũng cao hơn. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi sẽ phải cạnh
tranh gay gắt từ các nhà sản xuất nước ngoài khi các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan được giảm bớt và loại bỏ… Giải pháp ở đây là cần có chiến lược cụ thể
ở các cấp độ để giúp nông dân chủ động đổi mới khi hội nhập như: phân cấp, trao
quyền cho các cấp chính quyền địa phương để giảm thiểu chi phí gián tiếp và tối
đa hóa hiệu quả sản xuất; cải thiện quyền sử dụng đất và quản lý tài nguyên tạo
điều kiện thuận lợi để nông dân tiếp cận; đào tạo nghề cho nông dân để nâng cao
khả năng thích nghi khi tham gia TPP, giải quyết thách thức về đổi mới thể chế
và chính sách cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi hội nhập.
Ông Nguyễn Đức Ngọc - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam - cho rằng, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, tham gia vào TPP
nông dân, nông nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức. Thực tế, dù đã có nhiều phát triển nhưng đa phần người nông dân - vốn là
đối tượng dễ bị “tổn thương” trong quá trình hội nhập vẫn chưa được trang bị
nhiều kiến thức. Điều này dẫn tới năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng trong
lĩnh vực nông nghiệp còn yếu. Việc không được chuẩn bị kỹ để “hội nhập” sẽ
khiến sản phẩm nội địa có thể bị thua ngay trên “sân nhà”. Mặt khác, khi các
nước thực hiện cam kết TPP, đồng nghĩa với việc hàng rào thuế quan sẽ bị xóa
bỏ. Lúc này, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn, yêu cầu về chất
lượng sản phẩm cũng khắt khe hơn. Đây cũng là một trong những điểm yếu đối với
sản xuất nông nghiệp của Việt Nam….
Tại hội thảo, các ý kiến cũng nêu lên những giải pháp nhằm nâng
cao khả năng nhận thức của nông dân về hội nhập; đa dạng tổ chức sản xuất, qua
đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nông dân và sản phẩm nông sản
khi tham gia TPP. Một số ý kiến cho rằng, cần nhìn nhận lại vai trò hỗ trợ phát
triển kinh tế hộ gia đình của các tổ chức xã hội nghề nghiệp nông nghiệp như:
hợp tác xã, hiệp hội, theo đó xây dựng các tổ chức xã hội có đủ khả năng vừa
bảo vệ quyền lợi của nông dân, vừa tham gia tư vấn quy trình sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao….
Ông Lều Vũ Điều, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nông dân Việt Nam
cho rằng: Cần đẩy mạnh tuyên truyền cho nông dân nắm được thời cơ, lợi thế của
từng vùng sản xuất. Đồng thời chủ động khắc phục hạn chế, nâng cao năng lực sản
xuất cho nông dân, đặc biệt là trong xúc tiến thương mại, đây là lĩnh vực nông
dân còn rất yếu chỉ trông chờ vào những doanh nghiệp trong tiêu thụ nông sản.
Hội cũng sẽ kiến nghị về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chủ
động vượt qua những khó khăn trong hội nhập. Chỉ đạo cấp hội nông dân các cấp
phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền, sở, ngành các nhà khoa học, đặc biệt
là các doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị và xây dựng “liên kết 4 nhà” để
nâng cao khả năng hội nhập của nông dân.