Nghiên cứu điển hình về hợp tác với Nga, Belarus và Kazakhstan
Mới đây, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp Quốc gia đã đánh giá nghiệm thu kết quả Đề tài “Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện mô hình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu điển hình về hợp tác với Nga, Belarus và Kazakhstan” mã số KX.06.09/11-15 thuộc chương trình KX.06/11-15 do PGS.TS. Đỗ Hương Lan làm Chủ nhiệm, Trường Đại học Ngoại thương là Cơ quan chủ trì.
PGS.
TS. Đỗ Hương Lan báo cáo kết quả Đề tài
PGS.TS. Đỗ Hương Lan cho biết, xuất phát từ thực tế
nghiên cứu các mô hình hợp tác hiện có trong lĩnh vực KH&CN của Việt Nam với
ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Đề tài thực
hiện nhằm đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện mô hình hợp tác kèm theo
các bước đi cụ thể để giúp Việt Nam hợp tác có hiệu quả trong lĩnh vực
KH&CN với ba nước. Cụ thể, Đề tài nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lý luận về
mô hình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. Phân tích và đánh giá các mô
hình hợp tác về KH&CN giữa Việt Nam với các nước Nga, Belarus và Kazakhstan
những năm qua, các chính sách mà Việt Nam đã áp dụng để thực hiện các mô hình hợp
tác về KH&CN. Đề xuất đổi mới mô hình và kiến nghị giải pháp khả thi để triển
khai hợp tác KH&CN với các nước Nga, Belarus, Kazakhstan.
Nói về kết quả nghiên cứu, PGS.TS. Đỗ Hương Lan cho biết,
Đề tài đã khẳng định vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế về KH&CN trong
bối cảnh hội nhập. Hợp tác quốc tế về KH&CN cần phải được tiếp cận dưới góc
độ là hình thức quan trọng của quan hệ kinh tế quốc tế, dựa trên cơ sở của phân
công lao động quốc tế, mang tính trao đổi, trong đó có sự tham gia của đông đảo
các chủ thể từ câp vi mô gồm các nhà khoa học, nghiên cứu, chuyên gia, các pháp
nhân đến cấp vĩ mô gồm các quốc gia và các liên kết kinh tế quốc tế, tổ chức quốc
tế....
|
Toàn
cảnh buổi nghiệm thu |
Hoạt động hợp tác quốc tế về KH&CN cũng như các mô
hình hợp tác chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá
– xã hội, chính sách hợp tác của từng quốc gia, bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên
cơ sở khung lý thuyết trên, đề tài đã phân tích thực tiễn hợp tác của Việt Nam
với Nga, Belarus và Kazakhstan để kiểm chứng khung lý thuyết.
Đề tài đã đề xuất đổi mới mô hình trên cơ sở phân tích thực
trạng, xu hướng, hệ quan điểm, trong đó bên cạnh việc xây dựng mô hình hợp tác
song phương của Việt Nam với từng thành viên, cần chú ý đến bối cảnh hội nhập để
xây dựng mô hình hợp tác với toàn bộ Liên minh kinh tế Á – Âu.
Hoạt động hợp tác về KH&CN với các nước trong bối cảnh
hiện nay là một xu hướng tất yếu, là tiền đề quan trọng để các nước xây dựng nền
KH&CN nội sinh. Theo PGS. TS. Đỗ Hương Lan, để triển khai được các mô hình,
cần triển khai các giải pháp đảm bảo về kinh phí, con người, thông tin, các cơ
chế hỗ trợ hoạt động... Đề tài mong muốn tiếp tục phát triển theo hướng đi sâu
vào lĩnh vực cụ thể, đề xuất và thí điểm áp dụng, đánh giá kết quả thực hiện và
có giải pháp nhân rộng mô hình.
Với những kết quả đạt được, Đề tài đã được Hội đồng đánh
giá cao, nghiệm thu đạt loại Xuất Sắc.
www.truyenthongkhoahoc.vn(lntrang)