Nghiệm thu Đề tài khoa học cấp quốc gia “Định hướng phát triển lý luận văn nghệ ở Việt Nam”
Ngày 03/6/2016, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài khoa học cấp quốc gia “Định hướng phát triển lý luận văn nghệ ở Việt Nam”, mã số ĐTQG.2014-G/05 do GS.TS Đinh Xuân Dũng làm chủ nhiệm, cơ quan chủ trì đề tài: Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì đề tài đã hoàn thành các sản phẩm khoa học theo Hợp đồng số 05G/2014/HĐ-ĐAQG đã ký với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Kết quả thực hiện đề tài:
Về giá trị khoa học:
- Xác định 5 định hướng để xây dựng lý luận văn nghệ ở Việt
Nam: bám sát thực tiễn văn học, nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt từ đổi mới (1986)
đến nay; căn cứ vào thực trạng phát triển, biến đổi của lý luận văn học, nghệ
thuật từ đổi mới (1986) đến nay; nhận diện những nhân tố tác động đến lý luận
văn nghệ Việt Nam thời kỳ giao lưu và hội nhập quốc tế; quán triệt và vận dụng
sáng tạo tư tưởng Mác xít, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng về
văn học, nghệ thuật, từ đó xác định một cách khoa học, khách quan vai trò của
tư tưởng và quan điểm đó đối với nhiệm vụ xây dựng lý luận văn nghệ; tiếp thu
có chọn lọc và phát triển tư duy lý luận văn nghệ truyền thống trong lịch sử
dân tộc thời kỳ cổ trung đại Việt Nam.
- Trên cơ sở 5 định hướng đó, Đề tài đã trình bày 7 nội
dung cơ bản của lý luận văn nghệ ở Việt Nam: Bản chất của văn học, nghệ thuật;
Các thuộc tính của văn học, nghệ thuật; Đặc trưng của văn học, nghệ thuật; Chức
năng của văn học, nghệ thuật trong xã hội hiện đại; Nghệ sỹ và quá trình sáng tạo
nghệ thuật; Vấn đề các trào lưu và phương pháp sáng tác nghệ thuật; Tiếp nhận
tác phẩm văn học, nghệ thuật và vấn đề giáo dục thẩm mỹ trong xã hội hiện đại.
7 nội dung này nhằm khái quát những quy luật cơ bản của sự phát triển văn học,
nghệ thuật, qua đó thể hiện quan điểm của tập thể tác giả về những vấn đề đang
được trao đổi, tranh luận nhưng chưa đi đến thống nhất trong quá trình nghiên cứu
lý luận văn nghệ Việt Nam thời gian qua.
Về giá trị ứng dụng:
Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu phục vụ nghiên cứu,
học tập, giảng dạy, truyền bá kiến thức, hoạt động sáng tác, lý luận, phê bình,
tiếp nhận văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay.
Về kết quả công bố, xuất
bản:
Kết quả nghiên cứu đề tài đã công bố 27 bài báo khoa học
đăng trên tạp chí khoa học; 3 cuốn sách đã xuất bản.
Về kết quả đào tạo sau đại
học:
Đề tài đã góp phần đào tạo 02 Nghiên cứu sinh, 8 học viên
cao học.
Kết quả đánh giá của Hội đồng khoa học về giá trị khoa học,
xếp loại: Xuất sắc.