Nghiệm thu đề tài “Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để đánh giá mức đa dạng di truyền và ứng dụng trong sản xuất giống cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long”
Ngày 10/06/2016 Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để đánh giá mức đa dạng di truyền và ứng dụng trong sản xuất giống cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long” do Ths. Phan Văn Thành làm chủ nhiệm, Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ làm cơ quan chủ trì.
Mục tiêu của đề tài nhằm ứng dụng kỹ thuật sinh học phân
tử, bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE xác định mức đa dạng di truyền protein của
các quần đàn cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tạo ra đàn cá lai có
ưu thế di truyền về kháng thể phục vụ sản xuất.
|
Ths.
Phan Văn Thành báo cáo đề tài |
Ban chủ nhiệm đã tiến hành tuyển chọn và nuôi dưỡng các
đàn cá tra ở ĐBSCL. Chọn 04 đàn cá có khác biệt về di truyền do quá trình lai tạo
và chọn giống gồm: đàn cá có nguồn gốc từ cá tự nhiên, đàn cá từ Trung tâm giống
Cái Bè Tiền Giang đã qua tuyển chọn, đàn cá ở tỉnh Đồng Tháp được thu từ ao
nuôi cá thịt và được nuôi vỗ thành cá bố mẹ, đàn cá từ Trung tâm giống An Giang
đã qua lai tạo và chọn giống. Sử dụng chip điện tử để đánh dấu các đàn cá bố mẹ
và nuôi vỗ các đàn cá bố mẹ trong điều kiện như nhau. Đánh giá đa dạng di truyền các quần đàn cá
tra. Chọn các đàn cá tra có đa dạng di truyền cao và có hàm lượng kháng thể cao
phục vụ lai tạo chọn giống. Thực hiện các phép lai, xác định khả năng cải thiện
mức độ di truyền của cá tra.
|
|
Các
thành viên Hội đồng nghiệm thu đề tài |
Kết quả nghiên cứu cho thấy qua khảo sát mức đa dạng di
truyền của 03 đàn cá ở tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và con lai: đàn cá ở
các địa phương Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp ít đa dạng kiểu hình H’(chỉ số
đa dạng kiểu hình) hơn đàn tự nhiên, và đa dạng kiểu gen HEP (chỉ số
đa dạng kiểu gen) không khác biệt. Trong 03 đàn cá của các địa phương đang sử dụng
trong sản xuất giống đàn cá đa dạng di truyền nhất là đàn cá Tiền Giang đến đàn
cá An Giang, ít đa dạng nhất là đàn cá Đồng Tháp. Phép lai giữa đàn cá cho con
lai có đa dạng kiểu hình H’ ở các nhóm đều tăng so với bố mẹ, H’ con lai tăng
0,9 so với đàn trong dân ở tỉnh Đồng Tháp và 0,68 so với bố mẹ. Đa dạng kiểu
gen, alen hiệu quả không tăng nhiều (HEP 0,47 lên 0,48 và Sena 0,88
lên 0,92).
Qua thí nghiệm khảo sát kháng thể ở cá bố mẹ và khả năng
kháng bệnh của đàn con lai: ở cá đực khi gây nhiễm với kháng nguyên BSA sẽ sinh
kháng thể kháng BSA cao hơn cá cái và cho đàn con lai có khả năng kháng bệnh mủ
gan cao ở tất cả các nghiệm thức lai, với cá đực có kháng thể kháng BSA.
Thí nghiệm nhận diện kháng thể: băng protein có khối lượng
71 kDa tương đương với chuỗi nặng (H-chains) và băng có khối lượng 24 và 28 kDa
chuỗi nhẹ (L-chains) trên kháng thể IgM trên cá tra, các băng tương đương kháng
thể IgM đã xuất hiện trên gel của đàn cá lai từ 04 tuần tuổi và tăng dần qua
các tháng, hàm lượng cao nhất là băng 28 kDa, các băng giảm khi cá bệnh và tăng
khi cá khỏe. Ưu thế lai tốt nhất ở thế hệ cá con là phép lai từ đàn cá đực An
Giang và đàn cá cái Tiền Giang.
Hội đồng khoa học nhất trí thông qua đề tài.