Chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Tăng cường phối hợp thực thi
Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ở Việt Nam hiện đang được báo động. Do đó, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, các lực lượng liên quan là rất cần thiết để góp phần nâng cao hoạt động thực thi quyền SHTT tại Việt Nam.
Hiệu
quả từ công tác phối hợp
Trao đổi với phóng
viên Báo Công Thương, ông Trần Minh Dũng - Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công
nghệ khẳng định, công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành thời gian qua đã góp phần
tích cực trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về SHTT.
Điển hình của công tác phối hợp này là 9 Bộ, ngành đã cùng ký kết tham gia
Chương trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn
2012-2015 (Chương trình 168). Theo đó, các Bộ, ngành là thành viên của Chương
trình 168 đã trình Quốc hội ban hành 4 luật, trình Chính phủ ban hành 16 nghị
định và trực tiếp ban hành 16 thông tư liên quan đến bảo hộ quyền SHTT. Đồng
thời, công tác kiểm tra xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đã có những
chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương.
Theo thống kê, trong
giai đoạn 2012-2015, các lực lượng chức năng của các Bộ, ngành đã chủ trì, phối
hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra 25.966 vụ việc có dấu hiệu xâm phạm quyền
SHTT, sản xuất, buôn bán hàng giả. Qua đó, đã xử lý vi phạm hành chính 25.543
vụ việc, trong đó cảnh cáo 68 vụ việc; phạt tiền 23.197 vụ việc với tổng số
tiền phạt gần 97 tỷ đồng, khởi tố 381 vụ với 553 bị can, xét xử 55 vụ (12 vụ án
hình sự).
Ông Vũ Xuân Bính -
Phó trưởng phòng Phòng chống hàng giả, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương)
- cho hay: Trong thời gian qua, công tác phối hợp đã được tăng cường, cải thiện
rất nhiều, đặc biệt từ khi Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) ra đời. Tuy nhiên, công tác phối hợp
trong thực thi quyền SHTT, chống gian lận thương mại, đòi hỏi các đơn vị thực
thi phải phối hợp tốt hơn nữa, bởi mỗi hành vi đều liên quan đến nhiều cơ quan
thực thi.
Cần
đẩy mạnh
Theo Cục Cảnh sát
kinh tế - Bộ Công an, với đặc điểm và tính chất phức tạp trong công tác phát
hiện điều tra và xử lý, đòi hỏi lực lượng thực thi quyền SHTT phải phối hợp
chặt chẽ và có kế hoạch lâu dài giữa các ngành tiến hành các đợt kiểm tra trọng
điểm, trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó, các cơ quan trong nước cần tích cực phối
hợp với cảnh sát các nước, nhất là các nước có chung đường biên giới với Việt
Nam trong việc điều tra, khám phá những vụ án về xâm phạm quyền SHTT.
Đồng quan điểm đó,
ông Vũ Xuân Bính cho rằng, trong thời gian tới, các cơ quan thực thi cần đẩy
mạnh phối hợp triển khai các chuyên đề lớn, chuyên đề sâu, chuyên đề tổng hợp
trên diện rộng giữa các lực lượng thực thi. Bên cạnh đó, phải tăng cường chia
sẻ thông tin và đặc biệt bố trí nguồn lực cho các lực lượng thực thi để thực
hiện tốt hơn công tác phối hợp. Chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Văn Toàn - Phó
Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, các chủ thể quyền cũng cần
chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng. Trong thực tế, theo quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự có những tội danh về xâm phạm quyền SHTT bắt buộc phải
khởi tố và chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Do vậy, cần có sự chung tay góp
sức của các chủ thể quyền.
Bộ Khoa học và Công nghệ
đang đẩy mạnh việc xây dựng chương trình 168 giai đoạn 2016-2020 góp phần nâng
cao hiệu quả thực thi quyền SHTT và khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam trong
việc thực hiện cam kết quốc tế về SHTT.