Xuất nhập khẩu nông sản chủ lực sẽ thế nào khi hội nhập sâu AEC?
Sau quá trình dài “thai nghén”, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức hình thành vào cuối năm 2015. Nhiều chuyên gia nhận định, hội nhập sâu vào AEC, XK một số hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sẽ có thêm cơ hội nhất định, song không ít ngành hàng chịu bất lợi lớn với áp lực cạnh tranh cao.
Thuận
lợi cầm chừng
Phát biểu tại hội
thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN” diễn ra ngày 15-9,
tại Hà Nội, ông Đặng Kim Khôi, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông
nghệp nông thôn (Ipsard), Bộ NN&PTNT đánh giá: Hiện nay, hạt tiêu Việt hiện
đang chiếm lĩnh tại không ít thị trường lớn trong AEC. Cụ thể, tại Malaysia
(44%), Singapore (48%) và Indonesia (93%). Tham gia hội nhập sâu vào AEC, hồ
tiêu là một trong những mặt hàng có cơ hội thúc đẩy XK khi nhu cầu tiêu thụ còn
lớn.
Mặt hàng cà phê cũng
nhận được sự ưu ái tương tự khi cà phê Việt hiện đang chiếm 42,3% tại Thái Lan,
24% tại Malaysia và 25,7% tại Indonesia. Tính tổng thể, kim ngạch NK cà phê từ
Việt Nam của toàn thị trường ASEAN chiếm tới 21% trên tổng số cà phê NK. Rõ ràng,
ASEAN đã, đang và ngày càng trở thành “mảnh đất” màu mỡ cho cà phê nếu biết
khai thác hết tiềm năng.
Tham gia sâu vào AEC,
không chỉ XK, trong quá trình NK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, điển hình là
lâm sản, Việt Nam cũng được nhận những thuận lợi đáng kể. Hiện nay, thị trường
Việt Nam thường xuyên NK gỗ nguyên liệu chủ yếu từ các nước Đông Nam Á (nhất là
Lào và Campuchia), chiếm trên 49% tổng kim ngạch NK. Bất cập là gỗ từ các thị
trường này phần nhiều không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được công nhận tính hợp
pháp. Điều này khiến sản phẩm gỗ XK của Việt Nam gặp khó khăn. Tuy nhiên, hội
nhập sâu AEC, Việt Nam sẽ có cơ hội thúc đẩy NK gỗ nguyên liệu từ thị trường
Malaysia, làm giảm những bất lợi mà sản phẩm gỗ XK đi gặp phải, bởi gỗ từ
Malaysia không gặp các vấn đề về nguồn gốc gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu tại các
thị trường “khó tính” như EU.
Bất
lợi tăng cao
Bên cạnh những thuận
lợi cơ bản, ông Khôi cũng đã “điểm mặt” hàng loạt bất lợi đối với các ngành
hàng nông, lâm, thủy sản trong hội nhập sâu AEC. Đối với mặt hàng XK chủ
lực của Việt Nam là gạo, thị trường XK chủ lực trong AEC chủ yếu là Philippines
(56%), Malaysia (20%) và Indonesia (14%). Thời gian qua, trong khi XK gạo sang
các thị trường này được đánh giá không ghi nhận sự đột phá nào đáng kể thì Việt
Nam lại gia tăng NK gạo. Cụ thể, trong giai đoạn 2000-2015, giá trị NK gạo của
Việt Nam từ AEC đã tăng 25,4%/năm. Điều đáng nói là, khối lượng NK gạo không
lớn, song do chủ yếu NK gạo từ ba quốc gia với giá và chất lượng cao hơn từ:
Thái Lan, Philippines và Lào nên xét ra giá trị NK cũng là con số đáng kể. Xu
hướng này đang ngày càng có chiều hướng tăng lên, tạo áp lực cạnh tranh gay gắt
với gạo trong nước.
Bên cạnh gạo, ngành
hàng rau quả được đánh giá sẽ chịu sự bất lợi cao khi hội nhập sâu AEC. Theo
một số chuyên gia, Thái Lan, Myanmar là những nước nằm trong “top” 10 nước XK
rau quả lớn nhất vào Việt Nam. Trên 99% sản phẩm Việt Nam NK rau quả từ Myanmar
là rau (HS.07). Đối với Thái Lan, 96% sản phẩm NK là quả (HS 08), chủ yếu
gồm ổi, xoài và măng cụt, chiếm 83% tổng kim ngạch NK các loại quả. Với
ưu thế về chất lượng, sự phong phú chủng loại, khi thuế quan không còn là rào
cản, rau quả NK sẽ tràn ngập thị trường và cạnh tranh mạnh với hàng nội địa.
Không chỉ gạo, rau
quả, mía đường cũng là cái tên sẽ phải đối mặt với cạnh tranh lớn trong AEC,
nhất là từ thị trường Thái Lan. “Thái Lan là quốc gia XK mía đường chính sang
Việt Nam với kim ngạch XK năm 2014 đạt 29,8 triệu USD. Theo cam kết mở cửa
trong ASEAN, đến năm 2018, thuế NK mía đường sẽ giảm từ 80-85% xuống còn 5%
(thuế ngoài hạn ngạch). Điều này sẽ khiến đường ngoại ồ ạt vào Việt Nam, đẩy
ngành mía đường vào cảnh ngày càng khó khăn” ông Khôi nói.
Về lâu dài, để có thể
tận dụng tốt các cơ hội mở ra trong AEC, đồng thời từng bước khắc phục bất lợi,
các chuyên gia cho rằng: Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các nước trong AEC
theo hướng tiếp tục xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn chung về chất lượng, an
toàn, thực hiện chứng nhận chung trong cả sản xuất lẫn XK các mặt hàng nông,
lâm, thủy sản; đồng thời xây dựng các giải pháp thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt, áp dụng chung cho khu vực thông qua sử dụng hướng dẫn chung.
Liên quan tới vấn đề
nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong hội nhập nói
chung, tham gia sâu vào AEC nói riêng, TS. Trần Gia Long, Vụ Kế hoạch (Bộ
NN&PTNT) cho biết: Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục đánh giá tác
động của chính sách thương mại hiện hành, các cam kết thương mại quốc tế nhằm
thúc đẩy XK nông, lâm, thủy sản, mở rộng thị trường tiêu thụ; đề xuất ban hành
Nghị định về quản lý thương mại biên mậu. Về chính sách thuế, phí, Bộ
NN&PTNT sẽ rà soát, đánh giá tác động của các chính sách thuế, đề xuất điều
chỉnh các loại thuế, phí, cách áp thuế... đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn. Liên quan tới chính sách tín dụng, hướng thúc đẩy sẽ là thể chế hóa cơ
chế cho vay theo chuỗi giá trị thực hiện liên kết, sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao và XK nông sản...
“Theo
cam kết khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đối với Việt Nam, ngay
trong năm 2015, trong tổng số 1.539 dòng thuế nông sản và thủy sản, có 1.434
dòng thuế về 0%; 123 dòng thuế ở mức 5% hoặc chưa cam kết cắt giảm.
Đến
năm 2018: Còn 55 dòng thuế giữ mức 5% (cà phê Arabica, đường củ cải phải giảm
xuống 0%) và tiếp tục duy trì 34 dòng thuế chưa cam kết cắt giảm.
Đối
với mặt hàng lâm sản và đồ gỗ: 149 dòng thuế phần lớn đã giảm xuống mức 0%, chỉ
còn 9 dòng sản phẩm đồ gỗ và nội thất là duy trì mức 5% năm 2015 và toàn bộ về
0% năm 2018.
Các
mặt hàng đang áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) như đường, trứng, muối và lá
thuốc giá sẽ phải bỏ hạn ngạch trong ASEAN từ 2018 và sẽ áp dụng mức thuế suất
0 - 5%.”