SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Hội thảo góp ý quy chế quản lý và sử dụng NHTT "Măng cụt Lái Thiêu"

[18/03/2011 08:14]

Thương hiệu “trái cây Lái Thiêu” đã nổi tiếng từ lâu, là tài sản vô giá của bà con nông dân cả vùng Thuận An nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung.

Và phải mất nhiều năm thương hiệu “trái cây Lái Thiêu” mới trở nên nổi tiếng khắp miền Nam, tuy nhiên nếu không khéo giữ gìn thì thương hiệu “trái cây Lái Thiêu” sẽ rất dễ mất. Thời gian qua, trái cây “Lái Thiêu” liên tục bị mất mùa mà nguyên nhân được xác định là do thời tiết thất thường, cây cối già cỗi, kỹ thuật canh tác không đúng cách, và nguồn nước bị nhiễm từ các khu công nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt và kênh mương bị bồi lắp không đủ sức để thoát nước nên một số nơi cây bị chết và/hoặc không còn cho quả đã phần nào ảnh hưởng đến thương hiệu “trái cây Lái Thiêu”, bên cạnh đó, du khách cũng bớt vào nhà vườn do tình trạng kinh doanh kiểu “chặt chém” đang làm mất dần thương hiệu “trái cây Lái Thiêu” đối với người tiêu dùng.

Nhằm bảo tồn, phát triển, và mở ra hướng đi mới cho tài sản quý giá của địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh bình Dương phối hợp cùng Phòng kinh tế huyện Thuận An thực hiện Dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Măng cụt Lái Thiêu”.

Để nhãn hiệu tập thể “Măng cụt Lái Thiêu” có thương hiệu ổn định và ngày càng phát triển. Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh bình Dương phối hợp cùng Phòng kinh tế huyện Thuận An tổ chức hội thảo “Góp ý quy chế quản lý và sử dụng NHTT Măng cụt Lái Thiêu”.

Tham dự hội thảo gồm có: Bà Trần Thị Bích Hồng – Phụ trách phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ, Sở KHCN tỉnh Bình Dương; Ông Trương Công Thạch – Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Thuận An; Ông Hồ Văn Liệu – Phó bí thư Đảng uỷ, UBND xã An Sơn; Bà Tống Thị Nga - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Sơn, cùng đại diện các Hội Nông dân các xã trên địa bàn huyện Thuận An, các trưởng Ấp trên địa bàn huyện.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo viên trình bày tóm tắt thuyết minh chuyên đề tập trung vào các nội dung chính như: Quản lý nhãn hiệu, điều kiện sử dụng nhãn hiệu, cấp, thu hồi, sửa đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu, quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng và quản lý nhãn hiệu tập thể “Măng cụt Lái Thiêu”.

Ở phần đóng góp ý kiến, các đại biểu, bà con đã đóng góp các ý kiến xoay quanh vấn đề:

- Tiêu chí nào để đánh giá 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn?

Ví dụ: Da trái măng cụt phải láng, không sần sùi, không nứt, không chảy mủ

Màu sắc: Hường/nâu

- Ai/ đơn vị nào sẽ quản lý việc dán tem nhãn?

- Chủ vựa thu mua Măng cụt sẽ dán nhãn hay là chủ vườn sẽ dán nhãn?

- Gia đình chúng tôi hiện là thành viên của NHTT, nếu dán nhãn NHTT thì bên gia đình chúng tôi có được gắn kèm nhãn hiệu riêng của gia đình chúng tôi không? Ví dụ ngoài nhãn của NHTT Măng cụt Lái Thiêu chúng tôi có thể gắn nhãn Măng cụt Dì Bảy, Măng cụt Sáu Nhơn hay không?

Chương V điều 10: có được quyền chuyển nhượng NHTT không?

Các ý kiến của đại biểu đã được chủ tọa ghi nhận và giải thích để các đại biểu rõ hơn.

khcnbinhduong.gov.vn (nvdat)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ