SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

BRVT: Cần hướng đi bền vững cho làng nghề truyền thống

[21/03/2011 14:57]

Thời gian gần đây, sự phát triển nghề và làng nghề truyền thốngởkhu vực nông thôncủa tỉnhBà Rịa-Vũng Tàu đã tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo mang thương hiệu BRVT như bánh tráng An Ngãi, rượu Hòa Long, lưới Sông Cầu…Từ các làng nghề, đãgóp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay một số làng nghề “có tiếng” đang dần mai một.

Làng nghề dệt lưới đánh cá ở ấp Sông Cầu, xã Nghĩa Thành huyện Châu Đức được hình thành từ năm 1979. Trải qua gần 30 năm, làng nghề này đã trở thành nơi an cư, lạc nghiệp của nhiều hộ dân. Hiện tại, toàn ấp Sông Cầu có gần 30 hộ làm nghề dệt lưới đánh cá, bình quân thu nhập mỗi người 60.000 đồng/ngày. Những gia đình có từ 3 - 4 người cùng tham gia làm nghề thì mỗi ngày cũng có được thu nhập hơn 200 ngàn đồng. Dù có mức thu nhập ổn định, nhưng người dân theo nghề này cũng phải đối mặt với khó khăn chung là biến động giá cả thị trường. 

Ông Trần Chương - một người dân trong nghề cho biết: “Khó khăn của chúng tôi hiện nay là thiếu vốn để đầu tư, phát triển nghề. Trong khí đó, con cái không muốn theo cái nghề vất vả này… Khi thế hệ trẻ không tiếp nối thì không biết chúng tôi duy trì được đến bao lâu.” 

   Được biết, để duy trì và phát triển nghề đan lưới, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương, năm 2004, UBND tỉnh có chủ trương thành lập HTX Dệt lưới Sông Cầu. Tuy nhiên, chủ trương này vấp phải khó khăn ngay từ khi mới triển khaiHầu hết các hộ dân không đồng tình với việc thành lập HTX bởi vì mỗi hộ có một mối hàng riêng và sản xuất theo thị hiếu của khách hàng. Nếu vào HTX thì sản phẩm đầu ra sẽ không đa dạng. Hiện mỗi gia đình trong ấp đều tự làm chủ về giá cả cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Một số làng nghề khác như: mây tre đan, mỹ nghệ đang hoạt động khá hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho người lao động, song cũng không “tránh” được ảnh hưởng từ biến động thị trường.

Trên địa bàn thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, làng nghề mây, tre đan đã phát triển gần 15 năm qua với 70% lao động địa phương tham gia. Hiện ngành nghề này cũng đang gặp không ít khó khăn kể cả những cơ sở kinh doanh lớn. 

Doanh nghiệp mây tre đan Hiệp Hòa khu phố Hải Tân hàng tháng xuất khẩu hàng triệusản phẩm mây tre đan sang các nước Châu Âu, doanh thu đạt khoảng 500 triệu đồng, tạo việc làm cho hơn 500 lao động địa phương. Tuy nhiên, hiện tại, doanh nghiệp rất thiếu vốn vìgiá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng và khan hiếm, tiền công trả cho lao động cũng tăng - từ 60.000 đồng/1 người/1 ngày trước đây, nay lên tới 90.000 đồng/1 người/1 ngày.

yếu như: làm bánh tráng, bún, sản xuất rượu, chế biến thủy sản, dệt lưới, mây tre đan. Với bối cảnh thực tế quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, chất lượng sản phẩm không đồng đều…đang đặt ra cho ngành nông nghiệp và các ngành chức năng nhiệm vụ: phải có quy hoạch phát triển làng nghề một cách bền vững, trong đó yếu tố liên kết các cơ sở nhỏ lẻ, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất để đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng công nghiệp trở thành nhu cầu cấp thiết.

sokhcn.baria-vungtau.gov.vn (nvdat)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ