Hệ thống đồng bộ nuôi tôm thương phẩm thâm canh quy mô trang trại
Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Hoàn thiện công nghệ chế tạo và quy trình sử dụng hệ thống đồng bộ các thiết bị kỹ thuật phục vụ mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh quy mô trang trại” do PGS.TS Phạm Hùng Thắng làm chủ nhiệm. Đề tài mang mã số KC.07.DA 04/06-10.
Hiện nay, ngành nuôi trồng thuủy sản nói chung
và ngành nuôi tôm thương phẩm nói riêng đã có nhiều chuyển biến toàn diện và
tích cực. Từ thực tế chỉ áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh khá lạc hậu, đến
nay đã cơ bản chuyển qua mô hình nuôi quảng canh tiên tiến, bán thâm canh và
thâm canh. Bước đầu, mô hình nuôi tôm thâm canh đã tiến hành sử dụng thiết bị
kỹ thuật để thực thi công nghệ nuôi và điều chỉnh môi trường ao nuôi.
Đề tài “Hoàn thiện công nghệ chế tạo và quy
trình sử dụng hệ thống đồng bộ các thiết bị kỹ thuật phục vụ mô hình nuôi tôm
thương phẩm thâm canh quy mô trang trại” là nhằm hoàn thiện thiết kế, công nghệ
chế tạo và quy trình sử dụng hệ thống đồng bộ các thiết bị kỹ thuật phục vụ mô
hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh quy mô trang trại đạt năng suất từ 7 – 10
tấn/ha có hiệu quả kinh tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường bền vững.
Sau hơn 2 năm thực hiện, đề tài đã thiết kế
và thử nghiệm thành công 02 mô hình nuôi tôm thương phẩm thâm canh phù hợp với
quy mô trang trại ở Việt Nam. Việc áp dụng các mô hình đề xuất sẽ giúp thực
hiện tốt công nghệ nuôi tôm thâm canh theo tiêu chuẩn của ngành thuỷ sản 28 TCN
171 – 2001 và bảo vệ bền vững môi trường ao nuôi.
Đề tài đã xuất bản được 02 công trình khoa học công bố
trên Tạp chí Khoa học công nghệ Thuỷ sản và 02 hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích
tại Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ. Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ
kỹ thuật và 20 kỹ sư cơ khí thuỷ sản. Các sản phẩm khoa học của dự án được giới
thiệu tại Chợ công nghệ và thiết bị Cần Thơ năm 2008.