Ứng dụng mô hình MM5 phỏng khí hậu cho khu vực Việt Nam và lân cận
Đề tài do ThS. Thái Thị Thanh Minh (Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) và GS.TS Phan Văn Tân (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên) thực hiện ứng dụng mô hình MM5 (phiên bản 3.5.2) để mô phỏng nhiều năm một số trường khí tượng trên khu vực Việt Nam và lân cận để đánh giá kỹ năng mô phỏng của mô hình.
Theo đó, trường gió mực
thấp của mô hình nhìn chung là phù hợp với số liệu phân tích về hướng đối với
tháng 1 và tháng 7, các tháng chuyển tiếp như tháng 4 và tháng 10 thì ngược
lại, về độ lớn mô hình cho kết quả mô phỏng thấp hơn so với thực tế. Phân bố
không gian và diễn biến theo thời gian của nhiệt độ 2m-T2m, mô phỏng trên toàn
miền tính khá phù hợp với số liệu phân tíhc CRU và số liệu quan trắc tại trạm.
Trên cả 7 vùng khí hậu, sai số tuyệt đối trung bình – MAE không vượt quá 3 độ
C, vùng có giá trị nhỏ nhất là Nam bộ (0.6-0.7 độ C), lớn nhất là vùng Bắc
Trung bộ lớn hơn 3 độ C. Về cường độ mưa mô phỏng có xu thế lớn hơn nhiều so
với số liệu phân tích. Với các tháng mùa khô, lượng mưa mô phỏng cao hơn quan
trắc, còn các tháng mùa mưa thì diễn ra ngược lại. Ngoài ra, mô hình đã nắm bắt
được xu thế biến động của lượng mưa trong thời kỳ xuất hiện hiện tượng El Nino
và La Nina và lượng mưa có xu thế giảm trong những năm gần đây. Điều này phù
hợp với xu thế tăng của nhiệt độ và lượng bốc hơi bề mặt do hiện tượng nóng lên
toàn cầu. Việc thử nghiệm chạy mô phỏng nhiều năm mô hình MM5 phiên bản 3.5.2
trên khu vực Việt Nam và lân cận và kết quả đánh giá thông qua trường hoàn lưu,
trường mưa và trường nhiệt độ có thể thấy mô hình chạy khá ổn định, cho kết quả
mô phỏng tương đối phù hợp thực tế. Do đó, việc ứng dụng mô hình vào mô phỏng
nhiều năm là khả quan.