Pin mặt trời mô phỏng sinh học của Việt Nam
Mới đây, tại Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã diễn ra buổi lễ nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo pin mặt trời hữu cơ” do GS.TS. Nguyễn Đức Nghĩa làm chủ nhiệm.
Đây là
đề tài cấp Viện KHCNVN thuộc hướng Khoa học vật liệu được thực hiện trong vòng
2 năm do Viện Hoá học chủ trì, với mục tiêu nghiên cứu khoa học và công nghệ
chế tạo Pin mặt trời hữu cơ sử dụng chất màu nhạy sàng (Dye-Sensitized Solar
Cells: DSSC) có hiệu suất chuyển hoá năng lượng mặt trời đạt 2% - 5%.
Sau thời gian 2 năm thực hiện đề tài, các nhà
khoa học Viện Hoá học đã thành công trong thử nghiệm bước đầu chế tạo Pin mặt
trời DSSC mô phỏng sinh học bằng việc sử dụng mầu diệp lục – Chloropill – trong
lá cây rau muống, làm chất mầu nhạy sáng, tạo Pin mặt trời dạng DSSC có hiệu
suất chuyển hoá năng lượng tốt và thời gian sống dài.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã chế tạo
điện cực bán dẫn cấu trúc hạt nano TiO2, có khả năng nhận và truyền điện tử
tốt. Đặc biệt, lần đầu tiên trong công nghệ chế tạo Pin DSSC, đã sử dụng màng
lai Titan Dioxide và chấm lượng tử (TiO2/Qd), với kết quả nâng cao được hiệu
suất chuyển hoá năng lượng mặt trời từ 3,57 lên 4,36, hệ số điền đầy tăng từ
58,3 lên 61,8.
Đề tài đã bước đầu nghiên cứu và sử dụng chất
điện ly rắn, dạng Gelpolyme, thay thế chất điện ly lỏng, đồng thời tổng hợp
Ruthenium (II) bipyrin chứa nhóm chức cacbazol chế tạo Pin DSSC hiệu suất cao,
có khả năng hấp thụ ánh sáng rộng trong vùng có bước sóng dưới 900nm. Chất mầu
này được sử dụng để chế tạo Pin DSSC đạt hiệu suất chuyển hoá 6,1%.
PGS.TS Phạm Văn Hội, Viện Khoa học Vật liệu,
thành viên Hội đồng nghiệm thu nhận xét công trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn
Đức Nghĩa rất đầy đủ, đạt yêu cầu nghiên cứu và có ý nghĩa khoa học cao.
Theo PGS.TS. Phạm Hữu Lý, Viện Hoá học cho
rằng bên cạnh việc đạt được những mục tiêu về khoa học công nghệ, đề tài do
GS.TS. Nguyễn Đức Nghĩa làm chủ nhiệm đã đào tạo nên đội ngũ khoa học trẻ, có
kiến thức trình độ cao và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các nhà nghiên cứu
Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia.
GS. VS Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu
đánh giá đây là một nghiên cứu hết sức cần thiết trong tình hình phát triển
khoa học công nghệ hiện nay. GS. Hiệu rất vui mừng khi biết tại Việt Nam
lại có những nghiên cứu thiết thực và vượt trội đến như vậy. Ông hy vọng các
bạn trẻ ngày nay sẽ nỗ lực học tập và nghiên cứu để xây dựng nên những đề tài
hữu ích cho đời sống, góp sức phát triển nền khoa học công nghệ nước nhà.