SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đề tài “ Điều tra khảo sát cổ học phục vụ nhu cầu quy hoạch, xây dựng và phát triển huyện Cần Giờ TP.HCM (giai đoạn 2006-2010)

[09/05/2011 13:57]

Chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Thị Hậu – Viện Nghiên cứu Phát triển

Khu vực Cần Giờ có nhiều di tích lịch sử văn hóa như di tích khảo cổ học, đình chùa, lăng mộ, di tích cách mạng,… Bên cạnh đó, Cần Giờ còn có một không gian cảnh quan  độc đáo lá rừng ngập mặn. Các di tích được phân bố tập trung ở khu vực Cần Thạnh, Long Hòa và Lý Nhơn, nơi hàng ngày diễn ra các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa của cư dân với mức độ ngày càng nhanh diễn ra các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa của dân cư với mức độ ngày càng nhanh, phong phú và đa dạng. Luôn đan xen, song hành. Điều này có nghĩa là cùng một lúc phải bảo lưu được những giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ những di tích lịch sử, không gian cảnh quan thiên nhiên vốn có nhưng đồng thời phải đảm bảo phát triển một cách hài hòa có định hướng.

Nhóm nghiên cứu đã kháo sát được 23/26 di tích trên toàn huyện và hiện đàm thám sát 4 di tích ở xã Long Hòa và Lý Nhơn. Theo đó, hệ thống di tích khảo sát cổ học huyện Cần Giờ TP.HCM không chỉ tiêu biểu cho các giá trị văn hóa thời tiền sử của vùng đất thành phố và khu vực miền Đông Nam bộ mà còn mang tính chất độc đáo của văn hóa tiền sử Đông Nam Á. Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống di tích này là vấn đề được nhiều nhà khảo cổ, các học giả trong nước và quốc tế quan tâm. Từ những nghiên cứu bước đầu từ năm 1922-1994 các nhà khảo cổ học đã có được nhận thức cơ bản về lịch sử vùng đất này như một cội nguồn của văn hóa Ốc Eo. Sự tiếp nối này không chỉ thể hiện qua địa tầng di tích mà còn rõ ràng qua sưu tập di vật trong các di chỉ cư trú – sản xuất gốm và di tích mộ tang chum gốm.

Kết quả khảo sát của đề tài này cũng góp phần khẳng định những giá trị và ý nghĩa trên của hệ thống di tích khảo cổ học Cần Giờ.

Trong khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, tại vùng rừng ngập mặn nơi cửa sông – vịnh biển thuộc địa bàn huyện Cần Giờ TP.HCM ngày nay đã tồn tại một hệ thống di tích khảo cổ học đặc biệt, có thể và cần thiết được phân lập thành nột nền văn hóa khảo cổ mới: văn hóa Giồng Phệt. Kết cấu tầng văn hóa, loại hình gốm di chỉ cho biết đây là những di tích cư trú – sản xuất gốm – mộ táng phát triển liên tục từ khoảng 3000-1500 năm trước.

Di vật tìm thấy trong văn hóa Giồng Phệt cực kỳ phong phú về số lượng, đa dạng và độc đáo về loại hình, thể hiện một số đặc trưng văn hóa riêng biệt và những mối quan hệ giao lưu mật thiết với văn hóa Đồng Nai, văn hóa Sa Huỳnh, với một số di tích mộ chum ở Đông Nam Á. Cần Giờ với vị trí đặc biệt của nó đã hình thành một “Cảng thị sơ khai” vào những thế kỷ trước sau Công nguyên. Xét về lịch đại, những bằng chứng của sự phát triển từ văn hóa Giồng Phệt lên văn hóa Ốc Eo đã góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc bản địa của văn hóa Ốc Eo. Hệ thống di tích khảo sát cổ học Cần Giờ có giá trị cao không chỉ về nghiên cứu mà còn trong phục vụ phát triển dân sinh và du lịch. Phần lớn những di tích khảo cổ học huyện Cần Giờ nằm trên các gò cao trong khu vực rừng ngập mặn. Các di tích không bị phá hủy nhanh vì nằm trong khu bảo tồn dự trữ sinh quyển. Tuy nhiên, việc trồng cây, thậm chí cư trú trên gò sẽ làm biến dạng mất. Vì vậy, cần thiết có biện pháp bảo vệ di tích từ biện pháp bảo vệ rừng và không để nhân dân canh tác ở trên di tích,…

Nhóm  tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích khảo cổ học huyện Cần Giờ như sớm có quy hoạch tổng thể hệ thống di tích lịch sử - văn hóa huyện Cần Giờ, cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; cần xây dựng quy chế bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Cần Giờ, trong đó lưu ý việc bảo tồn nguyên trạng các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa và theo quy hoạch bảo tồn của thành phố; xây dựng cơ chế chính sách cho hoạt động phát huy giá trị và khai thác dịch vụ du lịch mà đối tượng chính là du lịch sinh thái kết hợp tham  quan di tích khảo cổ học; nghiên cứu dự án phục hồi phát triển làng nghề truyền thống làm gốm vì đây là nghề thủ công chủ yếu của cư dân thời tiền sử, gốm cổ Cần Giờ có những đặc trưng riêng biệt về loại hình và trang trí,…

Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài