SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Rối loạn chức năng thận ở bệnh nhân tim bẩm sinh người lớn và các yếu tố liên quan

[06/08/2019 15:02]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Kim Ngọc Thanh, Phan Nhật Quang, Đinh Thị Kim Dung, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Thị Mai Ngọc và Trương Thanh Hương thực hiện.

  Ảnh minh họa.

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là khuyết tật bẩm sinh thường gặp, liên quan đến bất thường cấu trúc tim xuất hiện ngay từ khi mới sinh, và gây ra các biến đổi huyết động ảnh hưởng đến chức năng tim và mạch máu. Dựa trên đặc điểm giải phẫu-sinh lý, bệnh TBS được phân loại thành là TBS không tím có shunt trái-phải, TBS không tím có tắc nghẽn, TBS không tím có luồng phụt ngược, TBS có tím với ít máu lên phổi và TBS có tím với tăng lưu lượng máu lên phổi. Các hậu quả nghiêm trọng của TBS liên quan đến tính chất và mức độ bất thường giải phẫu sinh lý tim, và có thể gây tử vong ngay khi trẻ ra đời hoặc diễn biến nặng ở tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân TBS thường phải nhập viện với tình trạng khó thở, tím tái do suy tim, và thiếu oxy mạn tính. Các nguyên cứu trước đây đã chứng minh các tác nhân chính ảnh hưởng đến tiên lượng của TBS là mức độ tổn thương cấu trúc tim, tình trạng quá tải thể tích, rối loạn nhịp tim. Cùng với đó, rối loạn chức năng thận cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh TBS. Tổn thương thận trong TBS là hậu quả của tác động nội sinh và ngoại sinh lên cầu thận. Trong đó, lớp màng lọc cầu thận, tế bào ống góp thường xuyên chịu ảnh hưởng nội sinh là thiếu oxy mạn tính, thay đổi động lực máu nội tâm, rối loạn thần kinh - thể dịch, tình trạng quá tải thể tích. Các yếu tố ngoại sinh góp phần thúc đẩy tình trạng viêm, tổn thương cầu thận là các độc tố, yếu tố viêm, và bệnh lý phối hợp. Theo Catherine Morgan và cộng sự, tỷ lệ suy giảm chức năng cầu thận trong bệnh nhân TBS người lớn là 30-50%. Nghiên cứu của Agras P.I ghi nhận có tổn thương ống thận xảy ra trong bệnh TBS, đặc biệt trong bệnh TBS có tím. Theo báo cáo của Krull F về đánh giá nguy cơ suy thận 10 năm, trẻ mắc bệnh TBS có tím tăng 50% nguy cơ xuất hiện bệnh cầu thận. Tại Việt Nam, mặc dù bệnh TBS người lớn đã được quan tâm theo dõi, tuy nhiên chúng tôi ghi nhận còn khoảng trống về hiểu biết rối loạn chức năng thận ở nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỉ lệ rối loạn chức năng thận ở bệnh nhân tim bẩm sinh người lớn, và đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng thận.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm 230 bệnh nhân >16 tuổi được chẩn đoán tim bẩm sinh, điều trị nội trú tại Trung tâm Tim bẩm sinh và Tim mạch trẻ em, Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam, trong thời gian từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017. Thông tin của bệnh nhân được thu thập tại thời điểm nhập viện, theo mẫu bệnh án nghiên cứu, bao gồm tuổi, giới, phân loại bệnh TBS (nhóm tim bẩm sinh shunt trái-phải và tim bẩm sinh khác), chỉ số SpO2 (%), BMI (kg/m2), BSA (m2 da), huyết áp tâm thu (mmHg), huyết áp tâm trương (mmHg), nhịp tim (chu kì/phút), rung nhĩ, phân suất tống máu thất trái trên siêu âm tim TM (%), áp lực động mạch phổi tâm thu ước tính qua dòng hở van ba lá (mmHg), nồng độ ure máu (mmol/l), creatinine máu (µmol/l), NT-proBNP (pmol/l), số lượng hồng cầu máu (T/L), nồng độ hemoglobin (g/l) và chỉ số hematocrit (%). Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính theo công thức Quetelet: BMI = P/h2 (kg/cm2 ), tron đó P là cân nặng tính theo kilogram, h là chiều cao tính theo mét. Chỉ số diện tích da bề mặt (BSA) được tính theo công thức Du Bois: BSA = 0.007184 x P0.425 x h0.725 (m2 ), trong đó: P là cân nặng tính theo kilogram và h là chiều cao tính theo mét. Mức lọc cầu thận được tính theo công thức Cockcroft-Gault: MLCT = k x {(140– T) x P)/(72xSCr)} (ml/phút), trong đó: P là cân nặng tính theo kilogram, T là tuổi (năm) và [SCr] là nồng độ creatinine huyết thanh tính theo mg/dL; k = 1 với nam; k=0.85 với nữ. Phân loại rối loạn chức năng thận dựa trên mức lọc cầu thận theo Hội thận học quốc tế NKF/KDQOI. Tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Tình trạng đa hồng cầu được định nghĩa là chỉ số hematocrit > 45% và không có hiện tượng mất dịch cơ thể. Tình trạng thiếu máu được định nghĩa là hemoglobin < 95%. Rối loạn chức năng tâm thu thất trái được định nghĩa là phân suất tống máu thất trái (EF) trên siêu âm tim nhập viện điều trị tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Các thông tin nghiên cứu được mã hóa, đảm bảo bí mật.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 73.1% bệnh nhân có rối loạn chức năng thận, bao gồm 9.6% có MLCT >120 ml/phút/1.73 m2 da và 63.5% có MLCT 60 và ≤60, và tỉ suất chênh OR bằng 2.65 (CI95%: 1.24 – 5.67) lần khi so sánh giữa nhóm SpO2 < 95% và SpO2 ≥95%. Rối loạn chức năng thận là thường gặp ở TBS người lớn. Các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ở là tuổi >60 và SpO2 <95%.

Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 87/2019 (ctngoc)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài