SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ keo ở Nam Bộ

[21/05/2020 08:26]

Nghiên cứu do tác giả Trần Thanh Cao - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ thực hiện nhằm khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ keo ở Nam Bộ góp phần nâng cao giá trị rừng trồng và phát triển công nghiệp chế biến gỗ. Nghiên cứu đã triển khai các nội dung sau: KHảo sát hoạt động của thị trường gỗ keo và dự báo tiềm năng phát triển; khảo sát đặc điểm cơ bản của nguyên liệu gỗ keo hiện tại và yêu cầu của thị trường; đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị nguyên liệu gỗ keo.

Hiện nay, gỗ Keo lai và Keo lá tràm từ rừng trồng trong nước là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ ở vùng Nam bộ. Thị trường gỗ keo đang sôi động và có tiềm năng phát triển với nguồn cung nguyên liệu phong phú, sản phẩm đầu ra đa dạng. Nguyên liệu gỗ keo đang được sử dụng triệt để cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, đã góp phần nâng cao giá trị rừng trồng. Đa số gỗ keo được chế biến sâu, sản xuất ra đồ gỗ gia dụng cho thị trường nội địa và xuất khẩu, tạo nhiều giá trị gia tăng.

Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về kỹ thuật sử dụng gỗ keo nhưng chỉ tiếp cận theo hướng phân tích số liệu của mẫu gỗ mà thiếu tiếp cận thông tin theo yêu cầu cụ thể của người sử dụng đối với từng nhóm sản phẩm của nó. Nói cách khác là người cung cấp nguyên liệu gỗ keo và người sử dụng chưa hiểu rõ nhu cầu của nhau. Vì vậy, nguồn nguyên liệu gỗ keo treebn thị trường chưa đươc sử dụng hiệu quả nhất.

Từ đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ keo ở Nam Bộ góp phần nâng cao giá trị rừng trồng và phát triển công nghiệp chế biến gỗ. Nghiên cứu đã triển khai các nội dung sau: KHảo sát hoạt động của thị trường gỗ keo và dự báo tiềm năng phát triển; khảo sát đặc điểm cơ bản của nguyên liệu gỗ keo hiện tại và yêu cầu của thị trường; đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị nguyên liệu gỗ keo.

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các doanh nghiệp trồng rừng, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ keo và các chuyên gia từ các viện, trường, Hiệp hội gỗ tại vùng Nam bộ. Phạm vi khảo sát gồm các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Kiên Giang, Cà Mau.

Qua thời gian thực hiện, nghiên cứu đã phát hiện một số vấn đề cần được cải thiện để nâng cao giá trị gỗ keo bao gồm: 1) Việc chọn loài, chọn giống và kỹ thuật trồng rừng keo chưa hướng đến chất lượng gỗ xẻ; 2) Đa số rừng Keo lai được khai thác khi chưa đến tuỗi thành thục công nghệ và tối ưu về kinh tế; 3) Thị trường gỗ keo thiếu liên kết theo chuỗi giá trị; 4) Đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm đến quản lý rừng bền vững và quản lý chuỗi hành trình sản phẩm, cũng như truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc tế; 5) Thị trường gỗ keo thiếu nhiều thông tin cho nên khó dự báo; 6) Gỗ rừng trồng Việt Nam chưa có tiêu chuẩn phù hợp cho gỗ tròn, gỗ xẻ; 7) Gỗ keo Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Căn cứ thực trạng sử dụng gỗ keo các giải pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ keo gồm: Chọn giống thích hợp; áp dụng kỹ thuật lâm sinh và chọn chu kỳ kinh doanh (luân kỳ) tối ưu; chọn thời điểm khai thác hợp lý trong năm; liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng hệ thống quản lý sản xuất đạt chứng chỉ (FM, CoC) và ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc; cung cấp thông tin thị trường với những chỉ tiêu thống kê chuyên ngành; xây dựng tiêu chuẩn cho gỗ tròn, gỗ xẻ; xây dựng thương hiệu gỗ Keo Việt Nam.

Vân Anh

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Kỳ 21- Tháng 11/2019
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài