SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tin tiếp theo
30/07/2019 14:56
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật và động vật vi sinh vật rất phong phú và đa dạng. Theo dự đoán của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, chỉ riêng nhóm thực vật bậc cao đã có khoảng 12.000 loài. Tuy nhiên trong số đó có khá nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng do bị khai thác quá mức hoặc môi trường sống bị huỷ hoại nghiêm trọng. Con số 500 loài phải đưa vào danh lục đỏ và sách đỏ Việt Nam phần nào đã nói lên tính cấp thiết phải coi trọng công tác bảo tồn các loài cây quý hiếm ở Việt Nam.
30/07/2019 14:52
Trong các nhà máy nhiệt điện bao gồm cả nhà máy nhiệt điện đốt than và nhà máy nhiệt điện đốt dầu thì tổ hợp lò hơi là thiết bị chính có vai trò rất quan trọng của nhà máy. Bộ sấy không khí (BSKK) là thiết bị trao đổi nhiệt được bố trí sau lò hơi để tận dụng nhiệt của khói thải, đốt nóng không khí cấp cho quá trình cháy nhiên liệu, nhằm nâng cao hiệu suất nhiệt của lò hơi nói riêng và của toàn bộ chu trình sản xuất điện năng trong các nhà máy nhiệt điện. Chính vì vậy mà bộ sấy không khí còn được gọi là “bộ tiết kiệm than” trong các nhà máy nhiệt điện đốt than.
30/07/2019 10:33
Cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là loại cây ăn quả quan trọng của nhiều nước trên thế giới và được sản xuất với khối lượng lớn nhất trong các loại cây ăn quả. Ở nước ta cây ăn quả có múi cũng được coi là một trong những cây ăn quả chủ lực để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa. Tuy nhiên, sản xuất quả có múi ở nước ta nói chung và ở miền Bắc nói riêng còn nhiều khó khăn, hạn chế cần được giải quyết, trong đó phải kể đến là giống, kỹ thuật canh tác và phòng chống sâu, bệnh. Hiện tại, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất quả có múi như kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình, kỹ thuật bón phân và sử dụng phân bón, kỹ thuật tưới nước và quản lý độ ẩm đất v.v... ở các vùng trồng cam quýt còn rất hạn chế và rất ít kinh nghiệm; việc phòng chống và quản lý sâu, bệnh hại, đặc biệt là các bệnh virus và tương tự virus còn gặp khá nhiều khó khăn.
30/07/2019 10:30
Trong những năm gần đây sản lượng lương thực của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, trong đó ngô, lạc, cà phê là những sản phẩm nông sản điển hình được trồng ở nhiều tỉnh thành nước ta. Nước ta cũng là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên rất thuận lợi cho nấm mốc gây bệnh lây nhiễm và phát triển mạnh trên nông sản bảo quản. Những loại nông sản này thường xuất hiện các loại nấm mốc chủ yếu là Aspergilus flavus, A. fumigates, A. niger, Fusarium spp. và Penicillium spp. Các loại nấm này không những làm hỏng chất lượng nông sản mà còn sinh độc tố gây ung thư. Trong số đó A. flavus và A. parasiticus là hai loài xuất hiện phổ biến và có khả năng sinh độc tố aflatoxin mạnh nhất. Bên cạnh đó A. ochraceus, A. niger và P. viridicatum có khả năng sinh ocharatoxin và một số nấm Fusarium có khả năng sinh độc tố trichothecen và fumonisin. Việc sử dụng tràn lan các chất hóa học cho bảo quản nông sản bao gồm trái cây và hạt nông sản đã gây nên sự nguy hiểm đối với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp sinh học đã và đang được khuyến khích phát triển để có thể thay thế dần các sản phẩm hóa học.
30/07/2019 10:26
Sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm thạch tín (arsen) là một trong các vấn đề của môi trường và cuộc sống cần phải giải quyết cấp bách ở Việt Nam. Tính đến năm 2008, nhiều triệu dân Việt nam đã và đang phải sử dụng các nguồn nước có hàm lượng thạch tín cao quá mức cho phép. Theo đánh giá hiện trạng ô nhiễm As trong nước ngầm của Viện Vệ sinh y tế công cộng (Bộ Y tế), mức độ nhiễm As ở 4 tỉnh ĐBSCL là Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang với hàm lượng khá cao, đe dọa sức khỏe của người dân. Do đó việc nghiên cứu, khai thác các ưu việt của công nghệ khoa học để chế tạo ra các thiết bị có khả năng phát hiện thạch tín nhanh chóng, hiệu quả và kinh tế là cần thiết.
02/08/2019 11:09
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Duy Linh, Phan Đình Phong và Phạm Mạnh Hùng - Viện Tim mạch Việt Nam thực hiện.
02/08/2019 10:57
Nghiên cứu do nhóm tác giả Hồ Huỳnh Quang Trí, Ngô Quốc Hùng, Nguyễn Tiến Hào - Viện Tim TP. Hồ Chí Minh thực hiện.
01/08/2019 14:33
Nghiên cứu do tác giả Dương Đức Hùng - Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch - Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai thực hiện.
01/08/2019 15:05
Nghiên cứu do đồng tác giả Phan Đình Phong và Lê Văn Thủy Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện.
01/08/2019 11:13
Nghiên cứu do tác giả Dương Đức Hùng - Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai thực hiện.
01/08/2019 08:44
Tầng đất đóng băng vĩnh cửu tại Bắc Cực đang tan với tốc độ chóng mặt, giải phóng khí nhà kính và các virus cổ đại, đẩy quá trình nóng lên toàn cầu nhanh lên ít nhất hàng chục năm và đặt sức khỏe con người trước những nguy cơ bất lường.
31/07/2019 16:42
Nghiên cứu do nhóm tác giả Kim Ngọc Thanh, Đỗ Doãn Lợi, Trương Thanh Hương và Lê Tuấn Thành thực hiện.
31/07/2019 16:18
Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Văn Vũ - Học viên cao học ngành Công nghệ Sinh học và Nguyễn Văn Thành - Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
31/07/2019 16:07
Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương, Lâm Tấn Hào và Nguyễn Đắc Khoa - Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
31/07/2019 14:57
Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Văn Hiền, Mai Viết Văn, Trần Đắc Định - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và Naoki Tojo - Trường Đại học Hokkaido, Nhật Bản thực hiện.
Trang: Đầu Trước ... 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324 325 326 327 328 329 330 ... Sau Cuối
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài