Các nhà khoa học của Công ty IBM đã chụp ảnh được “giải phẫu” - hay cấu trúc hóa học - bên trong phân tử với độ nét chưa từng thấy, nhờ sử dụng một kỹ thuật có tên gọi là kính hiển vi lực nguyên tử không tiếp xúc.
Các
kết quả này mở ra triển vọng khám phá sử dụng phân tử và nguyên tử ở
cấp nhỏ nhất và có thể tác động mạnh đến lĩnh vực công nghệ nano, đang
cố gắng làm sáng tỏ và kiểm soát một số vật thể nhỏ nhất mà con người
biết đến.
“Tuy
không thật chính xác nếu so sánh với việc bác sĩ dùng X-quang để chụp
ảnh xương và các bộ phận bên trong cơ thể, chúng tôi sử dụng kính hiển
vi lực nguyên tử để chụp ảnh các cấu trúc nguyên tử là “xương sống” của
các phân tử riêng biệt,” Gerhard Meyer, Nhà nghiên cứu của IBM nói.
Các
nhà khoa học của IBM dùng kinh hiển vi lực nguyên tử đo được trạng thái
tích điện của các ngyên tử. Các đột phá này sẽ mở ra các cơ hội mới để
tìm hiểu điện tích truyền qua các phân tử hay các mạng phân tử như thế
nào. Biết được sự phân bố điện tích ở cấp nguyên tử có ý nghĩa sống còn
cho việc chế tạo các linh kiện tính toán nhỏ hơn, xử lý nhanh hơn và có
hiệu quả năng lượng hơn.
Trong
công bố trên Tạp chí Science số 28/8, các nhà khoa học của IBM đã sử
dụng kính hiển vi lực nguyên tử hoạt động trong chân không cực sâu và ở
nhiệt độ rất thấp (-268oC) để chụp ảnh cấu trúc hóa học của
từng phân tử pentacene riêng lẻ. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học
của IBM có thể nhìn xuyên qua đám mây điện tử và thấy cấu trúc khung
nguyên tử của một phân tử.
IBM và công nghệ nano
Các
nhà khoa học vẫn đang tìm mọi cách để “nhìn thấy” và điều khiển các
nguyên tử và phân tử để mở rộng hiểu biết của con người và dẫn đến khả
năng chế tạo tới cấp phân tử. IBM đã đi tiên phong trong khoa học nano
và công nghệ nano kể từ khi họ phát triển được kinh hiển vi quét đường
hầm (STM) năm 1981. Nhờ phát minh này, các nhà khoa học của IBM là Gerd
Binnig và Heinrich Rohrer đã được trao giải Nobel Vật lý năm 1986. Kinh
hiển vi lực nguyên tử (AFM), hậu duệ của STM, được Binnig phát minh ra
năm 1986. STM được thừa nhận rộng rãi là công cụ đã mở ra cánh cửa của
thế giới nano.