Nhà nhiên cứu Mohamed Halabi thuộc Đại học Công nghệ Eindhoven (TU Eindhoven)đã giới thiệu một công nghệ mới và sạch trong sản xuất hydro đạt độ tinh khiết cao từ khí tự nhiên. Công nghệ mới sản xuất hydro ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với công nghệ hiện đang được sử dụng, và không giải phóng CO2 vào bầu khí quyển.
Hydro là một nguyên liệu có giá trị cho ngành
công nghiệp hóa dầu và góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng
tương lai như một nguồn năng lượng xanh, hiệu quả và không gây ô nhiễm. Khi
hydro bị đốt cháy, chỉ có nước được hình thành. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất
hydro từ khí tự nhiên (tạo hơi) hiện nay được xem là một quá trình tiêu thụ rất
nhiều năng lượng, hoạt động ở áp suất cao (trên 25 bar) và nhiệt độ cao (850oC),
với quá trình phân tách kế tiếp đa công đoạn, và nhiều thiết bị làm sạch. Ngoài
ra, công nghệ này còn phải xử lý một lượng lớn khí CO2 trong các
công đoạn tiếp theo.
TU Eindhoven đang phát triển một công nghệ cải
tiến mới mang tên “hấp thụ tăng cường tạo xúc tác khí mê-tan”, nhờ sử dụng các
chất xúc tác hoặc vật liệu hấp thụ mới. Halabi đã cộng tác với Trung tâm Nghiên
cứu Năng lượng của Hà Lan (ECN) nhằm chứng minh tính khả thi của việc sản xuất
hydro thông qua công nghệ mới ở nhiệt độ thấp hơn nhiều (400-500oC).
Quá trình trên được thực hiện trong lò phản ứng
lòng dẫn cuốn có sử dụng chất xúc tác rodi (Rh) và chất hấp thụ hydrotanxit như
một hệ thống vật liệu mới. Hydro được sản xuất trên chất xúc tác hoạt tính và
CO2 hợp sinh đạt hiệu quả hấp thụ trên chất hấp thụ, do đó ngăn ngừa
phát tán CO2 vào khí quyển.
Halabi cho biết: “Sản xuất trực tiếp hydro độ
tinh khiết cao và chuyển đổi nhiên liệu đạt hiệu quả hơn 99.5% ở nhiệt độ thấp
(400-500oC), tại mức áp suất 4.5 bar với lượng tạp chất cacbon oxit
thấp: ít hơn 100 ppm. Công nghệ mới còn giúp giảm kích thước của lò phản ứng,
khối vật liệu, tỷ lệ chất xúc tác/chất hấp thụ, và mức tăng năng lượng yêu cầu
– những yếu tố vượt trội so với công nghệ hiện đang được sử dụng”.