Công nghệ màng lọc nano xử lý nước biển thành nước sinh hoạt
Một giáo sư của Đại học Strathclyde vừa cho biết các ống nano cacbon có thể là một giải pháp hữu hiệu trong việc khử muối nước biển, tạo nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu về nước đang ngày một tăng trên toàn toàn thế giới.
Công nghệ này dựa trên
nguyên lý thẩm thấu - là sự dịch chuyển tự nhiên của nước từ vùng có nồng độ
chất tan thấp qua một màng thẩm thấu tới khu vực có nồng độ cao hơn. Màng thẩm
thấu có tác dụng ngăn luồng nước làm 2, một bên là nước sạch và bên kia là nước
biển mặn. Sự dịch chuyển tự nhiên của dòng nước sẽ đẩy phần nước sạch về phía
phần nước biển, làm loãng và trung hòa nồng độ muối.
Tuy nhiên, đối với đa số
nhà máy điện lọc nước biển hiện nay thì công nghệ mới này lại hoạt động theo cơ
chế “thẩm thấu ngược” (reverse osmosis), trong đó nước sẽ dịch chuyển từ nơi có
nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. Trong cơ chế này, một luồng
áp suất lớn sẽ tác động lên phần nước biển và gây ra hiện tượng thẩm thấu
ngược, khiến phần nước biển di chuyển về phía nước sạch. Trong quá trình di
chuyển này, muối đã bị loại bỏ ra khỏi nước. Ưu điểm của phương pháp này là có
thể loại bỏ được lượng muối và khoáng chất có trong nước biển. Tuy nhiên, hiệu quả
loại bỏ không cao và chi phí cho tạo áp suất lớn rất lớn.
Giáo sư Reese, trưởng nhóm
nghiên cứu, cho biết ống nano cacbon có khả năng thẩm thấu cao gấp 20 lần các
loại màng thẩm thấu ngược hiện đại đang có mặt trên thị trường, do đó sẽ giúp
tiết kiệm chi phí và năng lượng cần cho quá trình khử muối. Ngoài ra, ống nano
cacbon cũng rất hiệu quả trong việc đẩy lùi các ion muối nhờ các nhóm hóa học
trong ống bám chặt vào ion muối và tạo thành kết cấu “màng ngăn” (gatekeeper).