"Biến" nhựa phế thải thành dầu diesel
Túi đựng bim bim, thức ăn và những đồ nhựa không được tái chế thường bị thải thẳng ra đống rác. Nhưng công nghệ nhiệt phân có thể biến hàng tỷ tấn rác thải nằm la liệt khắp nơi thành nhiên liệu cho ô tô.
Kỹ thuật nhiệt phân
đang được cải tiến bởi nhiều công ty ở Mỹ và nước ngoài để sản xuất dầu thô tổng
hợp hay diesel cho động cơ xe. Nếu những doanh nghiệp này thành công, nhựa phế
thải có thể trở thành nguồn nhiên liệu giá rẻ, bền vững, thay thế dầu nhập khẩu
trong tương lai. Các kỹ sư ở hãng công nghệ Cynar (Ireland) cho
biết họ có thể biến mỗi tấn nhựa thải hỗn hợp thành 175 gallon diesel, 50
gallon xăng và 25 gallon kerosene.
Kỹ thuật nhiệt phân được
các hãng sử dụng không hoàn toàn giống nhau. Nhưng về cơ bản thì kỹ thuật này
có thể được tiến hành như sau: rác nhựa hỗn tạp được thu nhặt từ đống
rác, đóng thành từng khối, cắt thành miếng nhỏ rồi đưa vào một lò lớn. Nhưng
loại lò nung nhựa thải ở nhiệt độ cực cao này không hoạt động nhờ oxy như những
lò khác mà sử dụng nitơ trong chân không. Quá trình này chuyển nhựa thành khí,
rồi nén khí thành dạng lỏng. Dung dịch thu được, được lọc để loại bỏ chất gây ô
nhiễm, như mực in và axit. Nhiên liệu làm từ nhựa phế thải tốn khoảng 15.300
đồng để sản xuất ra khoảng 3,8 lít, và chi phí để tạo ra dầu diesel hoàn thiện
tốn khoảng 25.500 đồng. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ, người dân nước
này thải ra 48 tỷ tấn nhựa mỗi năm, nhưng chỉ có 7% trong số đó được tái chế.