Đột phá trong công nghệ tạo năng lượng mặt trời sử dụng cho tòa nhà cao tầng
Các tòa nhà ngày càng cao yêu cầu rất nhiều năng lượng để làm mát trong mùa hè nhưng các tòa nhà này lại có tương đối ít khoảng trống trên nóc nhà để đặt bảng hấp thu năng lượng mặt trời. Khó khăn này đã khiến công ty Pythagorus Solar tại San Mateo, California nảy ra suy nghĩ: điều gì xảy ra nếu cửa kính của tòa nhà có thể hoạt động như tấm pin mặt trời? Chúng ta đã biết ý tưởng này trước đó, nhưng Pythagorus đã phát triển nó.
Các tấm
bảng cửa sổ hấp thu năng lượng mặt trời của công ty này không chỉ tạo ra điện
bằng các hàng pin silicon mỏng được bọc giữa 2 tấm kính mà chúng còn ngăn cản
tia mặt trời xâm nhập và làm nóng căn phòng thông qua việc đánh lừa quang học.
Giám đốc điều hành của Pythagoras, Gonen Fink cho biết, thay vì làm nóng căn phòng,
ánh sáng sẽ tạo ra năng lượng sạch. Đây là kỹ thuật quang học tương đối đơn
giản và dễ làm. Khó khăn chỉ là việc khiến các bộ phận hoạt động cùng nhau.
Tuy nhiên, liệu việc
chặn ánh sáng có ảnh hưởng tới mục đích của cửa sổ hay không? Theo công ty
Pytharorus, đây không phải là vấn đề. Công ty đã chụm các tấm pin mặt trời
trông giống như các cửa chớp lật mở bên trong một cánh cửa sổ, vì thế vẫn có
thể vừa ngắm cảnh bên ngoài vừa tạo ra điện. Và thực hiện hai công việc cùng
một lúc là chiếc chìa khóa mà công nghệ năng lượng mặt trời đang hướng tới.
Theo Joel Makower, chủ tịch GreenBiz Group, một công ty truyền thông tập trung
vào lĩnh vực kinh doanh bền vững, ranh giới giữa công nghệ năng lượng, xây
dựng, dữ liệu và phương tiện giao thông đang bắt đầu mờ đi, một hiện tượng
GreenBiz gọi là “ven bờ”. Các tòa nhà sẽ không còn đơn thuần sử dụng năng
lượng, mà sẽ tạo ra năng lượng.
Chúng ta có thể nhìn vào
các tòa nhà như là các máy phát điện thực, ít nhất là trong một vài buổi trong
ngày. Nếu nhìn vào các phần khác của tòa nhà, từ vỉa hè tới các tấm bảng trang
trí bên ngoài cửa sổ- tất cả các phần nhận ánh sáng mặt trời đều có tiềm năng
trở thành bộ phận hấp thu năng lượng mặt trời.