SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Điểm mặt 'ngũ hổ tướng' Apple thời hậu Steve Jobs

[28/08/2011 19:08]

Thuyền trưởng Steve Jobs không còn là CEO của Apple. Điều giới công nghệ quan tâm nhất bây giờ, có lẽ là bộ 5 quyền lực mới sẽ thay Jobs điều hành công ty đắt giá nhất thế giới này.

Kể từ năm 1997, Steve Jobs đã cùng Apple khiến công chúng choáng ngợp trước những làn sóng công nghệ đỉnh cao: iMac, iPod, iPhone, iPad nối đuôi nhau ra đời. Vì thế, không ngạc nhiên khi người hâm mộ Apple tỏ ra vô cùng lo lắng trước đơn từ chức CEO của Steve Jobs. Liệu những người kế vị ông có duy trì thời kì huy hoàng của Apple và duy trì những sản phẩm xuất sắc làm chao đảo người dùng?

Dưới đây là một số phác họa về bộ 5 người sẽ nắm vai trò chèo lái Apple sau sự ra đi của Steve Jobs.

Tim Cook – CEO (Tổng giám đốc điều hành)

timcook.jpg

Jobs được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, và Tim Cook – 50 tuổi, chính thức ngồi vào chiếc ghế nóng mà nhiều người hằng mơ ước.

Trong 5 năm ở vị trí COO (Giám đốc điều hành), Cook chịu trách nhiệm chăm sóc cho Apple từ thời kì Apple còn là một gã California nhà giàu nhưng “béo phì” và nhếch nhác, thành một gã Los Angeles ngoại hạng, sạch sẽ tinh tươm. Trước đây, khi Apple thường quan tâm quá nhiều vào tự sản xuất sản phẩm, Cook đã đóng cửa toàn bộ nhà máy khắp thế giới, sắp xếp hợp lí mọi chi tiêu và để Foxconn lắp ráp mọi linh kiện với mức chi phí thấp hơn nhiều.

Người đàn ông này đã chăm lo mọi nhà cung cấp linh kiện gốc, và đưa doanh thu công ty tăng lên đáng kể, trở thành công ty giàu có nhất trên thế giới. Ông cũng từng làm việc tại Compaq và IBM 12 năm trước khi đầu quân về Apple. Ông cũng nổi tiếng khi đã triệu tập cuộc họp với nhân viên vào tối Chủ nhật qua điện thoại để lên kế hoạch cho tuần. Các email gửi đi đầu tiên trong ngày của Cook thường vào 4.30 sáng.

Không chỉ chỉ đạo kinh doanh giỏi, đạo đức làm việc tuyệt vời, Cook cũng từng điều hành Apple trước đây khi Jobs nghỉ dưỡng bệnh, và không mấy ngạc nhiên khi Jobs nêu đích danh Cook khi gợi ý CEO tiếp theo trong đơn từ chức.

Jonathan Ive – Phó Chủ tịch cấp cao (SVP) mảng Kiểu dáng công nghiệp

Jonathan-Ive.jpg

Jonathan Ive là cái tên nổi tiếng trong Apple. Dẫn đầu đội ngũ thiết kế được đánh giá xuất sắc nhất thế giới, Ive chịu trách nhiệm không nhỏ trong những thành công của Apple: Ông là người đứng sau kiểu dáng của iMac, PowerBook, MacBook, iPod, iPhone, iPad và quyết định mọi thứ phải được làm từ nhựa trắng hay nhôm. Nó rõ ràng là chìa khóa quan trọng trong các sản phẩm của Apple vốn được đánh giá cao ở sự thu hút, quyến rũ và vừa vặn.

Scott Forstall – SVP mảng Phần mềm iOS

Scott-Forstall.jpg
Với việc iPhone và iPad là những sản phẩm quan trọng bậc nhất của Apple, vai trò của lãnh đạo phần mềm iOS của Scott Forstall có ý nghĩa rất lớn. Sau sự trở lại của Jobs năm 1997, Forstall là một trong những kiến trúc sư đầu tiên tạo ra Mac OS X cũng như là người đàn ông đứng đằng sau các ứng dụng, framework và giao diện người dùng của iOS. Như Rovio (người viết trò chơi Angry Birds, ra mắt lần đầu tiên trên nền tảng iOS tháng 12/2009) từng khẳng định, sẽ không có Angry Birds nếu thiếu Forstall.

Phil Schiller – SVP, mảng Tiếp thị sản phẩm

Phil-Schiller.jpg
Cũng giống như hầu hết thành viên Hội đồng quản trị, Phil Schiller đã có mặt tại Apple từ năm 1997. Với 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị, CV của ông dày đặc các công ty công nghệ như Macromedia (nơi ông làm việc với cương vị Phó chủ tịch). Trong Apple, ông từng có vai trò khác là chăm lo các mối quan hệ với các nhà phát triển, nhưng ông nhận ra đóng góp lớn nhất của ông chính là các bài diễn thuyết, mà ông thường phát biểu ở mục 1 hoặc 2. Năm 2009, ông chịu trách nhiệm phát biểu tại các Macworld và WWDC để tuyên bố sự ra đời của iPhone 3GS. Tuy không nổi trội như những cái tên kể trên, nhưng dấu ấn của ông trên bản chất của thương hiệu và những gì công chúng nhận thức được về công ty là không thể chối cãi.

Bob Mansfield – SVP, mảng Kĩ thuật phần cứng

Bob-Mansfield.jpg

Bob Mansfield là người khiến các công cụ hoạt động. Được bổ nhiệm vị trí này năm 2010 khi người đứng đầu là Mark Papermaster rời công ty sau iPhone 4 và Antennagate, Mansfield là người có kinh nghiệm ít nhất trong bộ 5 người.

Ông làm việc tại công ty từ năm 1999 cùng các thiết bị iMac và MacBook Air. Điều hành phần cứng cần được Tim Cook để mắt nhiều hơn các phòng ban khác. Dù không phải là những thông số kĩ thuật cao nhất, sức mạnh tổng hợp phần cứng/phần mềm trở thành nền tảng cho thành công của Apple.

Tuy huyền thoại Steve Jobs không còn ở vai trò cầm lái, những gia vị tạo nên các sản phẩm tuyệt vời của Apple vẫn được giữ nguyên. Trong thực tế, nhiều người trong bộ 5 đã trực tiếp làm việc cùng Steve Jobs một thời gian dài, và có nhiều kinh nghiệm. Steve Jobs cũng vẫn ở ngay bên cạnh khi cần thiết, và do đó, các thiết bị của Apple vẫn sẽ tuyệt vời khi bạn có nó trong tay. Thời điểm duy nhất bạn nên lo lắng, là khi một trong số họ ra đi.
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ