Nga tách thành công dầu diesel sinh học từ bùn
Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học và Công nghệ sinh học Siberia, Nga, đã rút ra kết luận rằng từ các lớp bùn dưới đáy hồ và sông ngòi, có thể dễ dàng tách suất dầu diesel nguồn gốc sinh học và đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Đây có thể coi là một nguồn nhiên liệu giá rẻ và không bao giờ cạn kiệt.
Theo
các nhà khoa học, quá trình tách suất diesel sinh học từ bùn khá đơn giản, với
một số phản ứng hóa học không phức tạp, chất lỏng nhớt bẩn sẽ biến thành sản
phẩm tinh sạch. Chi phí nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu mới cũng không cao.
Trước
đó, các nhà khoa học có thể thu được diesel sinh học từ ngô và cải dầu, tuy
nhiên đây là phương pháp tốn kém vì phải trồng rất nhiều hai loại cây nguyên
liệu trên.
Kết
quả nghiên cứu mới hứa hẹn đem lại hiệu quả hơn hẳn bởi nguồn nguyên liệu đã ở
sẵn trong tự nhiên, các lớp bùn ở đáy hồ và sông ngòi là vô hạn, trong khi quá
trình tách suất chúng lại đơn giản.
Các
nhà nghiên cứu Nga ước tính, từ lớp bùn đọng lại sau khi các chất thải đã qua
xử lý do con người thải ra trung bình mỗi ngày, có thể thu được gần 1.500 lít
nhiên liệu diesel chất lượng cao.
Phát
minh của các nhà khoa học Siberia không chỉ là bước đột phá trong sản xuất
nhiên liệu sinh học, mà còn cho phép giải quyết vấn đề môi trường - phát thải
từ các nhà máy xử lý nước thải lại trở thành nguồn nguyên liệu điều chế nguồn
nhiên liệu thay thế mới.
Đây
quả là một vòng tròn khép kín hoàn hảo. Nếu chất thải được khai thác nghiêm túc
thì trong tương lai nhiên liệu sinh học thu được từ chúng có thể sẽ được sử
dụng tại các xí nghiệp có nhu cầu cao về nhiên liệu diesel.
Kết
quả phát minh trên của các nhà khoa học Nga đã trải qua những giám định quốc tế
chặt chẽ và đã được công bố trên các tạp chí khoa học và trong tương lai, dự án
về sản xuất nhiên liệu sinh học mới với chi phí thấp sẽ được thực hiện.