Chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu carbon
Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Paul Kenis, giáo sư kỹ thuật hóa học và sinh học tại Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã kết hợp với các nhà nghiên cứu Vật liệu Dioxide để phát triển một chất xúc tác lỏng ion mà theo họ sẽ làm tiết giảm nhu cầu tiêu tốn năng lượng của quá trình quang hợp nhân tạo.
Kết quả của nghiên cứu này được
đăng tải trực tuyến trên tạp chí Science.
Chất xúc tác được xem là cứu cánh để vượt qua một trở ngại lớn
cho ngành công nghệ sản xuất: đồng thời làm giảm lượng phát thải khí CO2
trong khí quyển và giúp tái tạo ra nhiên liệu carbon.
Quang hợp nhân tạo là
quá trình chuyển đổi khí carbon dioxide (CO2) thành nhiên liệu
carbon hữu ích (dựa trên tác dụng của các hóa chất), đáng chú ý nhất là nhiên
liệu hay các hợp chất carbon thường được chiết xuất từ dầu mỏ, thay vì lấy
chúng từ nhiên liệu sinh học.
Tuy nhiên, quá trình quang hợp
nhân tạo chưa được ứng dụng rộng rãi bởi vì quá trình này quá tốn kém năng
lượng.
Bước đầu tiên để sản xuất nhiên
liệu đòi hỏi phải biến CO2 thành khí CO. Quá trình này đòi hỏi tiêu
tốn rất nhiều năng lượng điện, chính vì vậy: lượng năng lượng (nhiên liệu) được
sử dụng để sản xuất ra nhiên liệu sẽ nhiều hơn lượng năng lượng (nhiên liệu) mà
nó tạo ra.
Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu
bởi Paul Kenis, giáo sư kỹ thuật hóa học và sinh học tại Đại học Illinois, Hoa
Kỳ tuyên bố đã vượt qua trở ngại trên bằng cách sử dụng một chất lỏng ion tạo
ra phản ứng xúc tác, làm giảm đáng kể lượng năng lượng cần thiết để khởi động
quá trình biến CO2 thành khí CO.
Các chất lỏng ion đóng vai trò
ổn định trung gian trong phản ứng trên giúp tiết kiệm năng lượng điện trong quá
trình chuyển đổi.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng
một tế bào điện hóa như là một lò phản ứng dòng chảy, trong đó sử dụng năng
lượng từ một bộ thu năng lượng mặt trời hoặc một tua-bin gió, để tách khí CO2
và đầu ra oxy từ phản ứng xúc tác giữa chất điện phân lỏng với các điện cực
khuếch tán khí.
CO2 sau đó được
chuyển đổi thành nhiên liệu carbon đơn giản như axit formic hoặc methanol, và
tiếp tục được tinh chế để sản xuất ra ethanol và nhiên liệu khác.
"Ứng dụng này sẽ giúp làm giảm sự phát thải lượng khí CO2
khổng lồ", theo Kenis, một giáo sư kỹ thuật và
khoa học cơ khí, Đại học Illinois, Hoa Kỳ, trong mối liên kết nghiên cứu khoa
học với Viện Khoa học và Công nghệ nâng cao Beckman. "Vì vậy, một tiềm
năng thấp hơn nhiều đã được áp dụng. Áp dụng một tiềm năng thấp hơn nhiều tương
ứng với việc tiêu thụ ít năng lượng hơn trong quá trình chuyển đổi".
Ở thực vật, quá trình quang hợp
sử dụng năng lượng mặt trời để chuyển đổi CO2 và nước thành các loại
đường và các hợp chất hydrocacbon khác. Nhiên liệu sinh học thường được tinh
chế từ các loại đường được chiết xuất từ các loại cây trồng như ngô, nhưng
điều này là không cần thiết với quá trình quang hợp nhân tạo.
"Lợi thế quan trọng
của ứng dụng này là không có cạnh tranh với các nguồn cung cấp thực phẩm",
theo Richard Masel, một điều tra viên chính của nghiên cứu và là giám đốc điều
hành của việc nghiên cứu về Vật liệu Dioxide, "sẽ tiết kiệm được rất
nhiều chi phí khi chỉ cần truyền tải điện thay vì phải chuyên chở các nhiên
liệu sinh học đến nhà máy tinh chế CO2 để sản xuất ra ethanol và
nhiên liệu khác".
Bước tiếp theo, các nhà nghiên
cứu hy vọng sẽ giải quyết vấn đề thông lượng. Để áp dụng công nghệ mới này cho
các ứng dụng thương mại, các nhà nghiên cứu cần làm gia tăng tốc độ phản ứng và
tối đa hóa quá trình chuyển đổi.
"Cần tiến hành các bước
nghiên cứu sâu hơn, tuy nhiên nghiên cứu này, hiện tại, đã đem lại cho chúng ta
bước tiến đáng kể hơn nhằm làm giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu
hóa thạch, trong khi cùng một lúc lại giúp chúng ta tiết giảm đáng kể lượng
phát thải khí CO2, vốn là một trong những thủ phạm chính gây ra tình
trạng thay đổi khí hậu không mong muốn trên phạm vi toàn cầu", theo
Kenis.