Doanh nghiệp: Trung tâm của đổi mới công nghệ
Để KH-CN thực sự là đòn bẩy, động lực phát triển kinh tế xã hội, các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế đã từng để xuất: Việt Nam phải đổi mới tư duy, nhìn nhận lại quan điểm về xây dựng chiến lược
Chiến lược KH-CN không chỉ xuất phát từ hoạt động
nghiên cứu cho cộng đồng khoa học, mà chiến lược khoa học và công nghệ phải
hiểu theo nghĩa rộng là phải tiến tới đổi mới công nghệ. Để làm được điều này
thì nhu cầu của doanh nghiệp phải là trung tâm, là đích đến để các lực lượng
khoa học và công nghệ nhằm vào phục vụ, hoạt động.
Vấn đề này sẽ
được bàn thảo sâu vào sự kiện KH-CN tầm khu vực lớn nhất trong năm, đó là Hội
nghị Bộ trưởng KH- CN ASEAN lần thứ 14 (AMMST-14) và Hội nghị Ủy ban KH-CN
ASEAN lần thứ 62 (COST-62) sẽ được tổ chức từ ngày 21-26/11/2011, tại TP Hồ Chí
Minh. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi trong hợp tác KH-CN của khối
Asean.
Cần lưu ý, đổi mới công nghệ thành công
thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi nó được thị trường, xã hội chấp nhận. Mọi đổi
mới công nghệ đều bắt nguồn từ những nhu cầu xã hội hoặc phục vụ nhu cầu nào đó
của xã hội. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu, chế tạo thiết bị, công nghệ cần
phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của xã hội để cải tiến, sản xuất ra những thiết
bị, công nghệ phục vụ thiết thực sản xuất. Giải pháp tốt nhất trong vấn đề này
là thông qua việc khảo sát, điều tra nhu cầu của người sản xuất hay chính là
doanh nghiệp hoặc thông qua “Chợ công nghệ và thiết bị”.
Điều đáng mừng, một trong những điểm nhấn
mà Chiến lược KH-CN và đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn tới đang được xây
dựng, lấy ý kiến các chuyên gia trong nước và quốc tế là sẽ tập trung hỗ trợ,
hướng tới phục vụ, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là trung
tâm của sự phát triển.
Một trong hai vấn đề trọng tâm mà Bộ KH-CN đặt ra và
sẽ đưa vào trong Chiến lược phát triển KH-CN đó chính là đổi mới cơ chế tài
chính, có các giải pháp để các doanh nghiệp có khả năng dễ tiếp cận hơn với các
nguồn tài chính của Nhà nước. Ngoài ra doanh nghiệp có thể chủ động để lại một
phần lợi nhuận trước thuế tạo thành vốn cho bản thân mình để đầu tư vào hoạt
động KH-CN. Theo giải pháp mà chiến lược đưa ra, trong sửa đổi luật thuế thu
nhập doanh nghiệp sẽ trích tối thiểu 10% lợi nhuận trước thuế cho Quỹ Phát
triển KH-CN của doanh nghiệp.