SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Top 5 dự báo về thị trường bảo mật năm 2012

[23/12/2011 17:19]

Theo các chuyên gia Canalys, năm 2012, thị trường phần mềm bảo mật cho doanh nghiệp sẽ đạt 22,9 tỷ USD. Họ đã công bố top 5 xu hướng của thị trường này trong năm tới.

Năm 2012, thị trường phần mềm bảo mật thông tin doanh nghiệp sẽ tăng 8,7% so với năm nay và đạt 22,9 tỷ USD, Canalys dự báo. Một trong những giải pháp an ninh chính vẫn là diệt virus. Các giải pháp này đang chiếm tới 11,3% thị phần, còn trong năm 2012, doanh thu từ chúng sẽ tăng 6,8%, các nhà nghiên cứu Mỹ dự báo.

Diệt virus là một công nghệ đã được chứng minh và đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng chúng để bảo vệ công ty. Cho nên, loại hình phần mềm này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của các nhà cung cấp, các chuyên gia kết luận.

Canalys cũng nói về cuộc chiến chiếm lĩnh thị trường doanh nghiệp đang được triển khai giữa một số công ty nổi tiếng về các giải pháp người dùng và các doanh nghiệp lớn như Symantec, McAfee và Trend Micro.

Các chuyên gia lấy Kaspersky Lab của Nga làm ví dụ. Đây là một trong các doanh nghiệp về phần mềm bảo mật phát triển nhanh nhất thế giới. Công ty trở nên nổi tiếng nhờ các sản phẩm dành cho gia đình và các mạng lưới phân phối rộng khắp và hiện thời đang đứng ở nhóm 3 công ty bảo mật hàng đầu thế giới. Trong số các hãng cũng chiếm lĩnh thị trường đủ lớn và nhanh chóng còn có Panda Security của Tây Ban Nha, F-Secure của Phần Lan, Eset của Slovakia và AVG Technologies của Séc.

Ngoài ra, các chuyên gia Canalys cũng công bố danh sách 5 khuynh hướng tiêu biểu trên thị trường bảo mật dữ liệu dành cho doanh nghiệp trong năm 2012.

Người dùng bị dẫn dắt

Lãnh đạo nhiều công ty vừa và nhỏ, khác với các doanh nghiệp lớn, không hiểu rõ cái gì chính là nguy cơ với doanh nghiệp của họ. Bởi vậy, khi lựa chọn, họ thường làm khá hời hợt: ưu tiên cho những giải pháp diệt virus rẻ tiền. Theo xu hướng này, các công ty vừa và nhỏ sẽ lệ thuộc vào giới thiệu của nhà bán lẻ.

Bán hàng qua Internet

Trong năm 2012, số lớn các giấy phép bản quyền (license) sẽ được bán qua các cửa hàng Internet. Hiện tại, Kaspersky Lab và Trend Micro đang cho phép mua qua mạng mỗi lần tới 50 license doanh nghiệp, Sophos cho mua đến 199, McAfee đến 250 và Symantec đến 1.000. Chuyển lên kinh doanh trên Internet là hướng mang lại khả năng cung cấp license giá rẻ hơn với số lượng lớn, các nhà phân tích nói.

Phát triển các phiên bản miễn phí (freemium)

Theo kết quả của một thăm dò do Canalys tiến hành, 40% công ty làm việc trong môi trường bảo mật thông tin doanh nghiệp cho biết, một phần năm khách hàng của họ sử dụng phần mềm diệt virus miễn phí tại  máy tính để bàn làm việc. Sự phổ cập của phần mềm miễn phí là hệ quả của việc đa năng hoá cơ chế bảo mật. Và điều đó mang lại cho các nhà cung cấp một nhiệm vụ mới: Họ phải nghĩ ra các chức năng bổ sung mới giúp phân biệt sản phẩm của mình với các sản phẩm khác.
Nâng cao năng lực nhà bán lẻ

Do sự phức tạp hoá cơ chế bảo vệ, các nhà bán lẻ phải nâng cao trình độ để thực hiện việc triển khai giải pháp bảo mật vào doanh nghiệp hiệu quả hơn. Theo hướng này, các nhà bán lẻ đang mở rộng danh mục dịch vụ bổ sung như tư vấn và đánh giá rủi ro.

Giải pháp phần mềm như là dịch vụ (SaaS) phổ biến hơn

Trong năm 2012, số công ty vừa và nhỏ sử dụng các giải pháp đám mây để tăng bảo mật. Mô hình ousorting chủ yếu được sử dụng để giảm chi phí, theo các chuyên gia của Canalys. Đến lượt mình, các nhà cung cấp sẽ bán các giải pháp theo cách đơn giản hơn vì mức độ sẵn sàng của các nhà bán lẻ đã được nâng cao.

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ