SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

DANH MỤC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NGHIỆM THU NĂM 2007

[07/05/2010 14:57]

DANH MỤC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN NGHIỆM THU NĂM 2007

TT

Tên đề tài/dự án

Chủ nhiệm/Cơ quan chủ trì

Kết quả đạt được

Xếp loại

I. Lĩnh vực công nghệ thông tin

1

Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ”.

- Chủ nhiệm: Ths.Hồ Quỳnh Trâm

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin – Tư liệu

Ø                  Hệ thống thông tin địa lý các ngành: Đã thực hiện được 5 lớp thông tin: điện lực, bưu điện, y tế, hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức chính quyền.

* Điện lực:

- Bản đồ các cột điện tại các điểm mốc trong phạm vi thành phố Cần Thơ cũ (thực hiện năm 2003 nên không bao gồm các quận, huyện khác).

- Thông tin quản lý trên bản đồ gồm: đường dây cao áp, trạm biến áp và khoảng cách giữa các cột điện.

* Bưu điện:

- Bản đồ quản lý các điểm bưu cục cấp quận/huyện và các tuyến đường thư.

- Thông tin quản lý gồm: tên các bưu cục, các thông tin khác có cấu trúc nhưng chưa cập nhật dữ liệu.

* Y tế:

- Bản đồ quản lý các bệnh viện, trạm y tế phường/xã, phòng khám bệnh (không có lớp thông tin Trung tâm y tế).

- Thông tin quản lý gồm: tên và vị trí.

* Hợp tác xã nông nghiệp:

- Bản đồ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp năm 2003 trong toàn tỉnh Cần Thơ .

- Thông tin quản lý bao gồm: tên quận/huyện, xã, phường, số hộ, diện tích, số thứ tự, địa chỉ, điện thoại…

* Tổ chức Chính quyền (địa giới hành chính):

- Bản đồ hành chính quản lý quận/huyện, phường/xã/thị trấn, sông của thành phố Cần Thơ.

- Thông tin quản lý gồm: tên quận/huyện, tên phường/xã/thị trấn, diện tích, dân số, tên các sông chính (chưa có dữ liệu). 

Ø                  Hệ thống mạng và web của Sở Khoa học và Công nghệ:

*  Hệ  thống web:

- Xây dựng lại trang web mới từ trang web dạng tĩnh chuyển sang dạng động. Hiện tại, website đã đưa lên mạng Internet có địa chỉ truy cập http://www.sokhcn.cantho.gov.vn và có đặt liên kết từ cổng thông tin của thành phố Cần Thơ. Trang web được xây dựng lại phù hợp với cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ. Cung cấp đầy đủ thông tin và phản ánh nhiều hoạt động của Sở. Có giao diện dành cho người dùng và giao diện dành cho quản trị mạng cập nhật thông tin.

- Website được duy trì và cập nhật thường xuyên tính đến thời điểm nghiệm thu đã có 4.352 lượt truy cập, tốc độ truy cập khá nhanh, có giao diện thân thiện dễ sử dụng.

- Có 4 lớp: sơ đồ Website, Font Unicode; liên hệ; đăng nhập gồm các nội dung: các tổ chức Khoa học và Công nghệ, đề tài/dự án KHCN, sở hữu trí tuệ…

Ø                  Xây dựng web tiến bộ Khoa học và Công nghệ:

Xây dựng các đĩa CD-ROM  có nội dung phong phú gồm 566 bài viết, 1 CD-ROM cơ sở dữ liệu, 5 CD-ROM phim về 23 chuyên đề khoa học kỹ thuật công nghệ thuộc các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, khuyến nông, công nghiệp, y tế và văn hóa. Thông tin được trình bày với dạng Web chứa hình ảnh minh họa, dễ đọc, dễ hiểu và được lưu trữ trên đĩa CD-ROM rất tiện cho việc phát hành thông tin.

Trung bình.

2

Đề tài: “Mua sắm thiết bị và xây dựng hệ thống mạng công nghệ thông tin tại Sở Kế hoạch & Đầu tư”

- Chủ nhiệm: Ks.Nguyễn Thị Chức

- Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch & Đầu tư Cần Thơ

- Cài đặt hệ thống mạng theo đúng các thiết kế kỹ thuật của đơn vị tư vấn: Xây dựng mạng LAN (nguồn kinh phí hỗ trợ từ 112) tại Sở và kết nối mạng WAN giữa sở với UBND thành phố Cần Thơ, các Sở ngành, nối kết Internet qua đường truyền ADSL.

- Hoàn thiện và áp dụng các chương trình ứng dụng như: thư tín điện tử, quản lý hồ sơ và tài liệu lưu trữ, quản lý tài chính, quản lý công sản…

- Mua sắm trang thiết bị: Đã trang bị 7 máy trạm, 2 máy in và các thiết bị đúng theo văn bản đề nghị điều chỉnh.

- Rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh trên 50% so với quy trình thực hiện bằng thủ công.

- Phục vụ trên 80% khối lượng công việc, chỉ một số công đoạn cần phải thực hiện bằng thủ công tiếp nhận xử lý công văn

Khá

3

Đề tài: “Thử nghiệm mô hình mạng tin học trong công tác quản lý tại Công an thành phố Cần Thơ”.

- Chủ nhiệm: Cn. Hà Nghĩa Lộ.

- Cơ quan chủ trì: Công an thành phố Cần Thơ

- Xây dựng hệ thống mạng nội bộ, trang bị kết cấu hạ tầng thông tin (mạng LAN, máy chủ, máy trạm)

- Khai thác và đưa vào ứng dụng các phần mềm quản lý (ứng dụng và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thi hành án phạt tù), điều hành tác nghiệp đề án 112 CP, các ứng dụng cung cấp thông tin trang web nội bộ ngành và trao đổi thông tin bằng thư điện tử trên mạng nội bộ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị

Khá

II. Lĩnh vực nông nghiệp

4

Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch để nâng cao phẩm chất và kéo dài thời gian tồn trữ xoài cát Hòa Lộc ở thành phố Cần Thơ”

- Chủ nhiệm: Ks.Nguyễn Ngọc Sương.

- Cơ quan chủ trì: Nông trường Sông Hậu

Đề tài thực hiện gồm hai phần tiền thu hoạch và hậu thu hoạch.

- Tiền thu hoạch thực hiện gồm 10 thí nghiệm: ảnh hưởng của các biện pháp tưới nước, ảnh hưởng của dạng, nồng độ kali phun lên lá đến năng suất và phẩm chất trái,  phun Borax qua lá đến khả năng đậu trái, phun calcium kết hợp chất bám dính…qua 10 thí nghiệm đã cho một số kết quả:

+ Để làm tăng năng suất, phẩm chất trái và kéo dài thời gian tồn trữ xoài cát Hòa Lộc thì : Tưới nước trong mùa khô 2 tuần/lần kết hợp phủ rơm ở gốc cho xoài làm tăng năng suất, hàm lượng đường tổng số, hàm lượng tinh bột.

+ Phun Borax từ 1-2 g/lít lúc phát hoa dài 10 cm làm tăng sự nẩy mầm của hạt phấn làm tăng khả năng đậu trái.

+ Phun K2CO3 (2gK/l) hoặc CaCl2 (2 g Ca/l) có kết hợp Tween hoặc Triton phun định kỳ 2 tuần/lần sau khi đậu trái làm tăng năng suất và phẩm chất trái.

+ Kéo dài thời gian tồn trữ của xoài phun 1 mM putrescine trước khi thu hoạch một tuần hoặc nhúng vào dung dịch 0,5 mM putrescine ngay sau khi thu hoạch.

- Phần xử lý sau thu hoạch: gồm 7 thí nghiệm: phòng trừ bệnh thối trái, nghiên cứu diệt trứng ruồi đục trái bằng xử lý nước nóng, bao màng bảo quản, chọn lựa độ tuổi thích hợp để thu hoạch…Các thí nghiệm cho kết quả:

+ Thu hoạch xoài ở độ tuổi tương ứng 90-100 ngày, trái được bao màng  chitosan và trữ ở nhiệt độ 120C sẽ bảo quản được 4 tuần.

+ Xoài cát Hòa Lộc xử lý Benomyl nồng độ 500-1000 ppm cho thấy có hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh sau thu hoạch.

+ Xử lý xoài bằng hơi nóng ở nhiệt 46,50C trong 20 phút diệt ruồi đục trái.

Khá

5

Dự án “Quy trình sản xuất & quản lý chất lượng lúa đặc sản vụ đông xuân tại Nông trường Cờ Đỏ”

- Chủ nhiệm: Ks.Nguyễn Bá Cường

- Cơ quan chủ trì: Nông trường Cờ Đỏ

- Xây dựng hoàn chỉnh quy trình sản xuất và quản lý chất lượng lúa đặc sản của 03 giống lúa Jasmine, ST1, và VD20. Qua ứng dụng theo quy trình đã cho kết quả chi phí sản xuất thấp hơn, năng suất cao hơn và tăng lợi nhuận hơn so với không theo quy trình (Jasmine giảm chi phí  là 35%, NS 4,4%, lợi nhuận  15,8%; ST1 giảm chi phí 8,3%, NS 4,7%, lợi nhuận 13,7%; VD20 giảm chi phí 15,5%, NS 17,7%, lợi nhuận 31,4%).

- Tạo vùng nguyên liệu lúa đặc sản với chất lượng ổn định (nâng quy mô diện tích lên 3.500-4.000 ha/vụ đông xuân, góp phần xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý theo tiêu chuần ISO 9001-2000 và thương hiệu sản phẩm hàng hóa của 03 loại lúa trên tại Nông trường Cờ Đỏ.

Khá

6

Đề tài: “Phòng bệnh viêm vú và một số bệnh sinh sản không truyền nhiễm cho bò sữa ở thành phố Cần Thơ”.

- Chủ nhiệm: Ths.Huỳnh Hữu Chí

- Cơ quan chủ trì: Nông trường Sông Hậu.

Báo cáo đạt được hai mục tiêu đề ra: phòng, kiểm soát bệnh viêm vú và một số bệnh sinh sản không truyền nhiễm của bò sữa thành phố Cần Thơ

·      Kết quả chung của đề tài:

- Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi bò sữa  cho thấy các hộ đã chú ý đến phẩm chất giống bò sữa, chuồng trại đạt yêu cầu, chú ý đến vệ sinh chuồng trại. Về thức ăn có 68% số hộ nuôi có trồng cỏ, 53% hộ biết bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp như  hèm, cám, bắp. đa số hộ sử dụng thức ăn của công ty Proconco, về lợi nhuận có 68% hộ nuôi có lãi (13/19 hộ). Riêng các trại bò Nông trường Sông Hậu và Trung tâm giống có chuồng trại quy mô vừa, thiết kế phù hợp, thức ăn các trại được phối hợp theo kiểu công nghiệp và cho ăn tương đối đầy đủ.

- Kết quả nghiên cứu phòng trị bệnh viêm vú:

+ Tỷ lệ số bò viêm vú theo kết quả ở các cơ sở điều trị là 32,5%, trong đó bò viêm 1 vú là 12,7%; bò viêm 2 vú là 61,8%; bò viêm 3 vú là 21,8%, bò viêm 4 vú là 3,6%.

+ Về các loại vi khuẩn gây viêm vú tại các cơ sở thì vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus aureus và Staphylococcus spp. Xuất hiện chiếm tỷ lệ 88% và 46% số bò viêm vú. Streptococcus hiện diện ở 10% bò các hộ dân và 36% bò NTSH. E.Coli chỉ xuất hiện ở bò hộ dân là 5%.

+ Về kháng sinh đồ của các loại vi khuẩn gây viêm vú cho thấy vi khuẩn có độ nhạy cảm với kháng sinh theo thứ tự giảm dần trên: 80% mẫu Staphylococcus aureus mẫn cảm với Gentamicine, Neomycine, tetracyline, ciproloxacine, ofloxacine và Batrim. 80% mẫu Staphylococcus  spp mẫn cảm với Gentamicine, Neomycine, ciproloxacine, ofloxacine…

+ Về phân tích các yếu tố dẫn đến viêm vú tại các cơ sở phổ biến là: Streptococcus agalatiae, Staphylococcus  aureus, Streptococcus uberis, và  Streptococcus dysgalatiae, các vi khuẩn coliform.

+ Về kết quả sau khi điều trị: tất cả các bò đều không thấy có kết quả là CMT3+, chỉ còn 3 bò có kết quả CMT2+ là 91,7%. Thuốc điều trị lâm sàng tốt hiện nay dùng cho cơ sở chăn nuôi là Neomycine, tetracycline (phòng bệnh toàn thân), Mastijet. Ngoài ra còn có chương trình kiểm soát viêm vú đặc hiệu và kiểm soát đặc biệt.

- Kết quả nghiên cứu phòng trị bệnh sinh sản không truyền nhiễm:

+ Kết quả điều tra sinh sản cho thấy các vấn đề về bệnh sinh sản như đẻ khó, sót nhau, viêm tử cung, chậm lên giống ở bò HF thuần nhập từ Úc cao hơn so với bò lai. Bò hậu bị lớn lên từ giống các bò này cũng có tỷ lệ chậm lên giống cao (57,1% so với bình quân của bò lai 9,5%).

+ Tỷ lệ các vấn đề sinh sản được xếp như sau: chậm lên giống chiếm tỷ lệ cao nhất, sót nhau ở bò sữa 21,3%, viêm cổ tử cung từ 19,7%, đẻ khó 10.9%, phối nhiều lần cho 1 lần đậu thai 2,16%.

+ Việc xử lý khắc phục các vấn đề sinh sản bằng hai loại hormone GnRH và prostaglandine đã có kết quả tốt. 98,9% bò được xử lý đã lên giống và 100% số bò lên giống được gieo tinh. Số bò đậu thai ước tính là 86,7%. Việc dùng Fertagyl (GnRH) để kích thích hoàng thể hoá buồng trứng đã có hiệu quả khá cao giúp 71,2% bò được xử lý lên giống, và 60,3% bò đậu thai khi phối sau đó, với số lần phối/đậu thai khá thấp (1,75 ở hộ dân và 1,83 ở Trại Bò NTSH). Việc dùng Fertagyl để kích thích rụng trứng cũng đạt hiệu quả cao, giúp 87,5% bò phối nhiều lần không đậu chỉ phối thêm 1 lần thì đậu thai.

+ Các bò được áp dụng biện pháp tổng hợp phòng tránh BSS đã hạn chế tối đa các trường hợp sót nhau, viêm tử cung, chậm lên giống (chỉ 4% chưa lên giống trong vòng 60 ngày sau khi đẻ). Bò đã phối giống chiếm 93% số bò xử lý và bò đến ngày khám thai đã đậu thai 100%, và số ngày tử đẻ đến đậu thai là 78,1 ngày đạt được mục tiêu phấn đấu theo khuyến cáo cho bò sữa nuôi ở nước ngoài.

Khá

III. Lĩnh vực thủy sản

7

Đề tài: “Nghiên cứu dư lượng các chất độc hại chủ yếu trong thủy vực và thủy sản ở tỉnh Cần Thơ (cũ) đề xuất giải pháp phát triển thủy sản bền vững ”

- Chủ nhiệm: Ths.Trần Ngọc Nguyên

-  Cơ quan chủ trì: Chi cục Thủy sản-Sở NN&PTNT

- Kết quả đề tài có giá trị tốt cho tham khảo để định hướng nuôi trồng thuỷ sản, quản lý môi trường và vạch ra hướng nghiên cứu tiếp theo.

- Báo cáo đạt được:

+ Xác định khả năng tồn lưu chất độc hại và đưa ra kết luận qua thu mẫu phân tích từ năm 2003-2005 chưa phát hiện dư lượng các loại hóa chất kháng sinh cấm trong sản xuất kinh doanh thủy sản, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, hoặc phát hiện trong ngưỡng cho phép theo quy định. Các mẫu thủy sản nhiễm dư lượng kháng sinh cấm chỉ chiếm tỷ lệ 4,6% tổng số mẫu thu (22/469) và chủ yếu là thủy sản tự nhiên và nuôi tiêu thụ nội địa (19/71).Mẫu nuôi cá tra xuất khẩu nhiễm ít (3/347).

+ Đưa ra một loạt các giải pháp từ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nuôi, đến quy hoạch vùng nuôi, tránh tình trạng nuôi tràn lan, đồng thời khuyến khích người nuôi áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GAP, SQF). Tác giả cũng đề xuất phải có quỹ hỗ trợ xử lý môi trường và ngân sách đầu tư xây dựng mô hình nuôi theo tiêu chuẩn ATVSTP.

Khá

8

Đề tài: Nghiên cứu nâng cao năng suất ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergi) áp dụng mô hình nước xanh cải tiến

 

- PGS.Ts.Nguyễn Thanh Phương

- Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ.

 

- Nguồn tôm tự nhiên có sức sinh sản cao hơn tôm thương phẩm và tôm nuôi vỗ. Chủ động nuôi vỗ tôm mẹ và sử dụng tôm có kích cỡ >20 g/con tôm để làm tôm mẹ.

- Cải thiện và ổn định được quy trình ương ấu trùng tôm càng xanh mô hình nước xanh cải tiến có sử dụng chế phẩm sinh học Ecomarine và Biodream + Zeolite  (10 ngày sau khi thả ấu trùng) trong điều kiện môi trường ổn định (không thay nước, bổ sung tảo Chlolla). Ương trong bể 700 lít với mật độ 100 ấu trùng/lít cho tỷ lệ sống đạt 32% (40PL/lít).

Khá

IV. Lĩnh vực kinh tế - môi trường

9

Đề tài: Đánh giá tác động do khai thác cát đến sự ổn định bờ sông Hậu và các trọng điểm (Thốt Nốt, khu công nghiệp Trà Nóc, Cồn Khương)

- Ts.Lê Xuân Thuyên

- TT.Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL- Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

- Khảo sát đánh giá tác động của việc khai thác cát lòng sông đối với sự ổn định bờ sông. Khoanh vùng các khu vực có tiềm năng khai thác. Đề xuất phạm vi và quy mô tiến hành khai thác cát sông .

- Phản ảnh được bức tranh toàn cảnh về tình hình bồi lắng và xói lở và ảnh hưởng của việc khai thác bùn cát đến lòng dẫn, cấu trúc dòng chảy, tính ổn định của bờ sông ở các khu vực khảo sát tluộc phạm vi nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra kết luận: hoạt động khai thác cát trên sông Hậu thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian có nhiều tác động, về cơ bản là có tác động tích cực đến dòng chảy và tính ổn định bờ sông.

- Đề ra được nhiều giải pháp khác nhau trong hoạt động khai thác cát kết hợp với nạo vét luồng lạch, chỉnh trị dòng chảy, ngăn ngừa bồi tụ và xói lở ở những vị trí ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống & kinh tế của cư dân ven bờ thuộc phạm vi nghiên cứu. Lưu ý được một số giải pháp bảo vệ bờ. Chỉ được tiềm năng khai thác cát sông, khả năng tái tạo giảm dần từ thượng lưu về hạ lưu.

- Đưa ra những vị trí nên khai thác cát kết hợp với chỉnh trị dòng chảy (khu vực Thốt Nốt, Ô Môn, Ninh Kiều) và quy mô khai thác hàng năm khoảng 6.000.000 m3.

- Phát hiện và nghiên cứu sơ bộ về hiện tượng xuất hiện các khu vực trên sông (được dân gian gọi là “búng” vực sâu như “búng” Ninh Kiều (ngã ba nơi sông Cần Thơ chảy ra và gặp sông Hậu) liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn sạt lở bờ sông.

Khá

Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ