Nghiên cứu công nghệ sản xuất hợp kim nhôm đúc mác 2030 - AlCu4PbMg
Trong sản xuất đúc kim loại nói chung và đúc hợp kim nhôm nói riêng ở nước ta đã có nhiều mác hợp kim nhôm được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiện nay nước ta có khoảng 1% dân số là
người khuyết tật, phương tiện di chuyển chủ yếu họ là xe lăn. Khung xe và một
số chi tiết chủ yếu của xe lăn được làm bằng thép hợp kim nên trọng lượng của
xe lớn gây khó khăn cho người sử dụng. Một số công ty, cơ sở sản xuất các thiết
bị phương tiện di chuyển cho người khuyết tật muốn có những vật liệu thay thế
các chi tiết trên xe lăn nhằm làm giảm khối lượng cũng như giá thành của xe tạo
điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật sử dụng. Một số nước châu Âu đã nghiên
cứu và sử dụng một số mác hợp kim nhôm có độ bền cao nhằm thay thế thép hợp kim
sản xuất các chi tiết phụ tùng xe, trang thiết bị y tế và một số chi tiết máy
có độ bền cao, trong đó mác 2030 - AlCu4PbMg có độ bền từ 210 - 350
Mpa, độ cứng HB.
Với tính hiệu quả của sản phẩm và tình hình
thực tiễn sản xuất trong nước, việc nghiên cứu hợp kim nhôm đúc mác 2030 - AlCu4PbMg
ở Việt Nam
là rất cần thiết. Đề tài "Nghiên cứu công nghệ sản xuất hợp kim nhôm
đúc mác 2030 - AlCu4PbMg" do chủ nhiệm đề tài KS Hoàng Văn
Quân cùng với nhóm tác giả đã hướng tới mục tiêu của đề tài là nghiên cứu xác
lập quy trình công nghệ nấu luyện tạo mác AlCuPbMg; nghiên cứu xác lập quy
trình công nghệ đúc sản phẩm phụ tùng xe lăn; nghiên cứu xác lập quy trình công
nghệ nhiệt luyện sản phẩm phụ tùng xe lăn; chế thử sản phẩm và đánh giá chất
lượng sản phẩm.
Từ những kết quả nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm, nấu luyện hợp kim nhôm và sản xuất thử sản phẩm chi tiết cho xe lăn đã
rút ra được những kết quả như nghiên cứu thành công hợp kim nhôm đúc mác 2030 -
AlCu4PbMg với thành phần hoá học: Cu:3,47%; Mg:0,72%; Pb:0,62%;
Mn:0,798%, tổng tạp <1,0%, còn lại là nhôm, có thành phần tương đương mác
cùng loại của nước ngoài.
Đưa ra chế độ công nghệ nấu luyện hợp kim
nhôm đúc mác 2030 - AlCu4PbMg; nhiệt độ nấu luyện là 700oC;
thời gian nấu luyện: 15 phút; trợ dung có thành phần: 50% NaCl + 35% KCL + 15%
Na3AlF6 khoảng 2,5% khối lượng mẻ nấu; nhiệt độ đúc 730oC
- 750oC; hiệu suất thực thu đạt 98%.
Xác định được chế độ nhiệt luyệt: tôi ở 500oC
trong môi trường nước tại nhiệt độ phòng, hoá già tự nhiên. Cơ tính của hợp kim
nghiên cứu tương đương với hợp kim cùng mác của nước ngoài. Đã đưa ra được quy
trình công nghệ chế tạo sản phẩm chi tiết xe lăn từ hợp kim nhôm đúc mác 2030 -
AlCu4PbMg. Đã sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm cho chất lượng như
mong muốn.
Có
thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 8046/2010) tại Cục Thông
tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).