Áo khoác làm từ cellulose vi khuẩn
Công ty vật liệu sinh học Mexico đã tạo ra chiếc áo khoác được làm từ vật liệu y sinh học tự nhiên, chiếc áo mang lại cảm giác đặc biệt khi chạm vào.
Theo nhóm thiết kế, mặc dù được sản xuất bằng một số phương pháp xử lý da truyền thống nhưng chiếc áo làm từ khuẩn cellulose thải ra lượng carbon ít hơn, không ảnh hưởng đến độ bền và độ thoáng khí. Gómez-Ortigoza thành viên nhóm thiết kế cho biết: “Đây là chiếc áo khoác đầu tiên được một thương hiệu toàn cầu sản xuất từ nanocellulose vi khuẩn. Vì vậy, đây là cột mốc khá quan trọng đối với ngành vật liệu sinh học”.
Các chuyên gia tận dụng rác thải trái cây để nuôi vi khuẩn, đây là loại chất thải cực kỳ dồi dào ở miền Trung Mexico. Đầu tiên, nhóm chuyên gia cho rác thải trở thành thức ăn cho vi khuẩn bằng cách thêm vào một công thức đặc biệt, biến nó thành môi trường sinh trưởng. Sau đó, vi khuẩn sẽ sinh nanocellulose như một phụ phẩm của quá trình trao đổi chất và nanocellulose sẽ được thu hoạch sau hai tuần rồi chuyển tới xưởng thuộc da và hoàn thiện.
Thông thường, chất thải trái cây được đưa vào bãi rác sẽ phân hủy và tạo ra khí metan - một loại khí mạnh gấp 25 lần so với carbon dioxide khi giữ nhiệt. So sánh với việc sản xuất Celium được sinh khối vi khuẩn từ Kombucha (một thức uống trà lên men đang rất được ưa chuộng) quy trình này chỉ tạo ra khoảng 1/4 lượng khí thải so với các phương pháp sản xuất da bền vững hiện nay. Ngoài ra, nhóm đang nghiên cứu khả năng sử dụng Celium để sản xuất những thứ khác như bìa cứng, sợi, gỗ xây dựng, thậm chí băng y tế.