Sẽ hình thành nền công nghiệp vi mạch tại Việt Nam
“Với các chính sách gây dựng nền công nghiệp vi mạch hiện nay, trong thời gian tới, nền công nghiệp vi mạch chắc chắn sẽ hình thành tại Việt Nam”, đó là lời khẳng định của GS. Đặng Lương Mô, Cố vấn khoa học - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong buổi tọa đàm “Truyền thông về ngành thiết kế vi mạch” cho phóng viên báo chí tổ chức ngày 29/5 tại Hà Nội và ngày 31/5 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Buổi tọa đàm do Trung tâm nghiên cứu và phát triển
truyền thông KH&CN- Bộ KH&CN phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Đào
tạo thiết kế vi mạch – Đại học Quốc gia Tp. Hồ chí minh tổ chức.
Tham dự buổi tọa đàm có sự tham gia của bà Trần
Thị Xuân, Phó giám đốc Trung tâm; Ths. Ngô Đức Hoàng, GĐ trung tâm Đào tạo
thiết kế vi mạch; nhà báo Hà Hồng- Phó trưởng Ban Khoa giáo báo Nhân dân cùng
gần 30 phóng viên báo chí theo dõi lĩnh vực KH&CN.
Nội dung buổi tọa đàm nhằm cung cấp tổng quan về tình
hình vi mạch Việt Nam và trên thế giới, các phương pháp tiếp cận và những vấn
đề chú ý trong truyền thông về lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Bà Trần Thị Xuân- Phó giám đốc Trung tâm
phát biểu tại buổi tọa đàm
Ảnh: Mai Hà- Ngũ Hiệp
Hiên nay ở Việt Nam có 4 ngành nghề được đặc biệt chú
trọng là công nghệ vi điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa và
công nghệ sinh học. Tuy nhiên, theo Giáo sư Đặng Lương Mô, Việt Nam mới chỉ đào
tạo kỹ sư kỹ thuật điện tử, điện tử - viễn thông và vẫn chưa đáp ứng được các yêu
cầu về đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch trong tình hình mới.
Thạc sĩ Ngô Đức Hoàng cho biết: “Ngành công nghiệp
thiết kế vi mạch của Việt Nam đang được ưu tiên phát triển, được Thủ tướng phê
duyệt đứng số 1 trong danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển”.
Hiện tại, hai khu công nghiệp đã ra đời và đang được kiến thiết gấp rút ở gần
Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công
nghệ cao. Th.S Hoàng khẳng định, hiện tại với số tiền đầu tư hơn 2000 tỷ đồng
của Bộ KH-CN dành cho dự án sản xuất chíp, hiện nhà máy sản xuất chip đã ở giai
đoạn đánh giá tiền khả thi.
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Mai Hà- Ngũ Hiệp
Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng để phát triển ngành
công nghiệp vi mạch với trên 7.000 người (sinh viên, nghiên cứu sinh, chuyên
gia) đang học tập, nghiên cứu và làm việc tại Nhật Bản, Hoa Kỳ. Trong số đó,
nhiều người đã trở về Việt Nam làm việc, triển khai nhiều hợp tác đa dạng.
Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi để các bản
thiết kế vi mạch của Việt Nam có thể được sản xuất ngay trong nước. Bên cạnh
đó, nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cũng là nhân tố quan trọng để thúc
đẩy sự phát triển ngành vi mạch tại Việt Nam.
http://truyenthongkhoahoc.vn (nthieu)