Tạo cơ chế tài chính chương trình đổi mới công nghệ
Sáng 30/10 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách tài chính quốc gia phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ."
Hội thảo thu hút sự tham
gia của các nhà quản lý, chuyên gia đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Malaysia và Trung tâm chuyển giao công nghệ châu Á- Thái Bình Dương.
Thứ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu nhấn mạnh Hội thảo là cơ hội cho các tổ
chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về các vấn
đề xung quanh việc xây dựng các cơ chế chính sách tài chính và cơ chế hỗ trợ
cho các doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ.
Các thông tin tại Hội
thảo sẽ giúp cán bộ quản lý, hoạch định chính sách của Việt Nam có thêm kinh
nghiệm trong việc đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các chính sách về tài chính
cho đổi mới công nghệ, góp phần triển khai hiệu quả, đồng bộ các chương trình
hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ Khoa học và Công nghệ trong thời gian tới. Đặc biệt,
các viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể tiếp thu thêm kiến thức và rút ra được
những bài học hữu ích phục vụ hoạt động nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn ở
Việt Nam.
Tại Hội thảo, các chuyên
gia đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia tập trung trao đổi và phân
tích những đặc điểm nổi bật trong thực tiễn cơ chế chính sách tài chính phục vụ
đổi mới công nghệ của một số quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương; xu hướng
khác nhau về hiện trạng và các mục tiêu hoàn thiện chính sách tài chính phục vụ
các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia và
quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các chuyên gia cũng giới
thiệu kinh nghiệm thực tiễn của mỗi quốc gia về cơ chế chính sách tài chính
phục vụ các hoạt động đổi mới công nghệ; hoạt động của quỹ đổi mới các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, quỹ hướng dẫn đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp công nghệ
vừa và nhỏ; đánh giá cách thức triển khai các hoạt động cho vay ưu dãi, hỗ trợ
lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn và công tác xây dựng bộ máy, nhân lực, các thiết
chế tài chính… cho chương trình đổi mới công nghệ của Việt Nam, đồng thời khẳng
định đổi mới là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho việc giải quyết các vấn đề, cũng như những thách thức của thời đại.
Chủ tịch Trung tâm
Chuyển giao công nghệ châu Á-Thái Bình Dương N. Srinivasan phân tích làm rõ nội
dung các thành tố then chốt của Hệ thống đổi mới quốc gia gồm chiến lược nghiên
cứu phát triển quốc gia, cơ sở hạ tầng trung tâm khoa học và công nghệ, phát
triển kỹ năng và nguồn nhân lực, thương mại hóa kết quả nghiên cứu phát triển,
thúc đẩy kinh doanh mạo hiểm, cơ sở ươm tạo công nghệ, mạng lưới thông tin khoa
học và công nghệ….
Ông N. Srinivasan cũng
nêu kinh nghiệm và những bài học cho các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương về
đổi mới công nghệ quốc gia nhằm xây dựng một khung chính sách hệ thống đổi mới
trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia với tầm nhìn, chiến lược và sự ưu tiên
rõ ràng.
Hiện nay, Việt Nam đầu
tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoảng 0,7% GDP (tương đương khoảng
700 triệu USD), trong đó từ Chính phủ chiếm 70%. Phần lớn doanh nghiệp nghiệp
sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. Tỷ lệ
đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt dưới 0,05% doanh
thu...
Việt Nam xây dựng Chương
trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 với mục tiêu: Số doanh nghiệp
thực hiện đổi mới công nghệ tăng 10%/năm; giai đoạn 2015-2020 tăng 15%, trong
đó 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia làm chủ được công nghệ, giai
đoạn 2015-2020 doanh nghiệp tạo ra được công nghệ.
Hình thành mô hình sản
xuất nông nghiệp bền vững tại mỗi vùng sinh thái; giai đoạn 2015-2020 hình
thành nhóm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tại từng địa bàn, một số
mô hình tại mỗi tỉnh của vùng sinh thái./.