SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Chiếu sáng các hộ gia đình trong tương lai bằng tia lade-nano

[06/07/2010 16:05]

Các nhà khoa học vừa khám phá ra một phương pháp “in” các tia lade. Những tia lade này trong tương lai có thể được sử dụng để tạo ra các tấm phát sáng và màn hình tấm mỏng. Các tia lade, các chùm ánh sáng cường độ cao, đã được sử dụng cho nhiều ứng dụng từ quang sợi tới đọc các đĩa nén kể từ khi nó được phát minh ra vào năm 1960. Nhưng các tia lade truyền thống thường đắt và không phù hợp với các công nghệ in.

Các nhà nghiên cứu của CSIRO, trường đại học  Melbourne, Australia, và trường đại học Padue của Ý đã khắc phục được trở ngại này bằng cách tạo ra các chùm lade có thể in, đủ nhỏ bằng cách sử dụng một công nghệ dựa trên “các chấm lượng tử”, các tinh thể cỡ nano của vật liệu bán dẫn. Các nhà nghiên cứu đã làm treo lơ lửng những tinh thể này trong một chất lỏng để tạo ra “mực”. Loại mực này sau đó được in lên một vật liệu dạng thủy tinh với các rãnh cỡ nano trên nó. Khi ánh sáng được chiếu lên vật liệu này, nó sẽ bắn khắp bên trong các rãnh và có cường độ tích lại, kích thích các electron ở các chấm lượng tử đạt tới một mức năng lượng cao hơn và khiến cho chúng phát ra ánh sáng của chính chúng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào kích cỡ của hạt nano. Nhóm nghiên cứu cho biết, nếu họ in các tia lade này lên một miếng giấy thì mỗi một điểm đơn trên miếng giấy này sẽ là nguồn lade cá thể của chính nó. Nó sẽ là lade tấm phẳng.

Nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ này có thể được sử dụng để tạo ra các tấm phát sáng màu phẳng, hoặc các màn hình tivi, trong đó mỗi một pixel là một tia lade cá thể. Nhóm nghiên cứu cho rằng, điểm nổi bật của công nghệ này là tạo ra các tia lade được điều khiển bằng điện hơn là ánh sáng. Các nhà nghiên cứu của Canađa từng sử dụng phương pháp tương tự để sơn các chấm lượng tử lên các ống thủy tinh mỏng và tạo ra lade hồng ngoại. Nhóm nghiên cứu cho rằng, chế tạo ra các tia lade khả kiến như họ thực hiện, khó hơn nhiều. Ngoài ra, khả năng in các chấm lượng tử sẽ tạo ra những ứng dụng khác ví dụ, chế tạo pin mặt trời sử dụng một loại chấm lượng tử hoàn toàn khác.

Theo ABC, 30/6/2010
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ