Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương: Gắn khoa học với thực tiễn
Hiện nay Bộ Công Thương có 24 viện nghiên cứu (2 viện nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp và thương mại; 22 viện nghiên cứu KH - CN chuyên ngành).
Các viện nghiên cứu đang nỗ lực gắn
chặt hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất. Cụ thể:
Viện Khoa học công nghệ mỏ - Vinacomin đã phối hợp với nhiều đơn vị trong tập
đoàn thực hiện trên 100 đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm; thực hiện
trên 1.000 hợp đồng dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, với doanh thu gần
3.000 tỷ đồng, từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ ở các lĩnh vực: Công
nghệ khai thác, tuyển, chế biến, sử dụng than, khoáng sản; phát triển năng
lượng, điện, vật liệu mới…
Viện Công nghệ cũng đã thực hiện mỗi
năm hàng chục đề tài mang tính ứng dụng cao: Tạo dựng được Phòng thí nghiệm nhiệt
luyện khuôn kim loại trong hệ thống các phòng thí nghiệm chuyên ngành cùng với
Phòng thí nghiệm công nghệ và hợp kim đúc; chế tạo thành công dây chuyền phun
than tự động. Viện Nghiên cứu cơ khí đã nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ
nghiên cứu, thiết kế một số thiết bị cho nhà máy nhiệt điện... Thời gian tới, viện
sẽ chủ trì nhận chuyển giao công nghệ; cùng các doanh nghiệp cơ khí trong nước
nội địa hóa 30% giá trị công việc của các dự án nhiệt điện. Trong lĩnh vực tự
động hóa, viện cũng thiết kế, tích hợp, viết chương trình điều khiển, cung cấp,
đào tạo, đưa vào vận hành nhiều hệ thống tự động hóa cho các công đoạn hay toàn
bộ nhà máy giấy, nhà máy xi măng, nhà máy thủy điện…
Theo Báo Công Thương Điện Tử (nthieu)