Việt Nam chưa tận dụng hiệu quả tiềm năng khí sinh học, nhất là nguồn khí sinh học trong sản xuất, là do các công trình này vốn đầu tư lớn, khả năng hoàn vốn lâu trong khi người chăn nuôi đang gặp khó khăn.
Lắp đặt hầm biogas
composit ở Yên Bái
Cũng vì cơ chế chính sách
của nước ta hiện nay chưa chú trọng đến việc đưa năng lượng từ khí sinh học vào
ngành điện năng, nên khi khí sinh học thu gom từ hệ thống về dùng không hết thì
đốt bỏ đi, đó là sự lãng phí. Theo PGS.TS Dương Nguyên Khang, ĐH Nông lâm TP.Hồ
Chí Minh, hiện công nghệ xây dựng hệ thống khí sinh học chưa được phổ biến, nên
nhiều đơn vị, hộ dân không biết tiếp cận như thế nào.
Vậy không phải cái khó bó
công nghệ mà vẫn đề là chính sách bó công nghệ? Tại Đồng Nai, địa phương được
xem là tận dụng, khai thác tốt nguồn khí sinh học khi có trên 12.000 công trình
khí sinh học các loại, nhưng khả năng tận thu năng lượng chỉ đạt 65%.
Bản chất của giải pháp
tiết kiệm năng lượng là cải tiến nâng cấp, đổi mới công nghệ, không chỉ giảm
chi phí sản xuất mà còn đem lại nhiều lợi ích khác về môi trường. Do vậy nó phụ
thuộc vào góc nhìn của lãnh đạo và những nhà hoạch định chính sách về vấn đề
này. Triển khai chiến lược sử dụng năng lượng sạch không để lấy thành tích mà
trước hết, đó chính là cơ hội để địa phương, doanh nghiệp tự đánh giá lại, gắn
kết trách nhiệm với cơ hội trong chiến lược phát triển KT&XH, kinh doanh và
trưởng thành của chính mình.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
cho biết, vấn đề khí sinh học đã được áp dụng từ lâu trên thế giới. Ở Việt Nam,
trải qua hơn 50 năm áp dụng, tới nay công nghệ khí sinh học đã tràn vào Việt
Nam ở khắp nơi mọi miền. Dân ta không còn lạ gì với các loại hầm biogas. Hiện
nay, công nghệ composit đã lan sang cả với các loại hầm biogas. Người ta không
xây hầm bằng gạch mà đúc sẵn cả cái hầm đó bằng composit (là vật liệu giống như
chất dẻo). Nó gồm nhiều mảng và được ghép lại rồi hàn kín. Nó rất nhẹ (ta có
thể khênh đi được) và rất kín. Nó có thể đặt được ở cả những vùng bị ngập nước,
những vùng không xây được hầm...Tuy vậy còn rất nhiều người tại rất nhiều nơi ở
nông thôn còn hiểu biết quá sơ sài về khi sinh học.
Sử dụng hầm biogas thế nào
là an toàn cũng là vấn đề chưa được quan tâm đủ. Theo kỹ sư Tạ Đức Trung - Công
ty Hưng Việt, Khu CN Hiệp Hòa, Bắc Giang - một trong những công ty cung cấp
hầm, lắp đặt hầm biogas, khi hầm khí biogas có hiện tượng đóng váng (màng sinh
học dày lên) khiến khí gas lên ít, người dân không được tự ý vệ sinh hầm mà cần
báo cho kỹ thuật viên. Người dân có thể tự xử lý nhưng trước đó phải mở nắp hầm
ủ khí một thời gian dài để khí mêtan bay hết, sau đó dùng gậy chọc phá màng
sinh học, bơm nước vào để đẩy lớp váng ra. Sau khi chọc thủng lớp váng, phải chờ
vài tiếng mới được mở nắp hầm. Tuyệt đối không tự xuống hầm ủ khí trong bất cứ
trường hợp nào.
Hiệp hội Khí sinh học Việt
Nam (VBA) khẳng định công nghệ sản xuất khí sinh học biogas là một trong những
chiến lược nhằm giảm ô nhiễm môi trường và lượng khí thải nhà kính. Song hiện
nay tại khu vực phía Nam
chỉ có một số ít đơn vị tận dụng hiệu quả khí sinh học làm nguồn năng lượng
phục vụ cho sản xuất.