Nền công nghiệp vi mạch đã bắt đầu định hình
Bắt đầu từ sự đầu tư của Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh và sau đó là Bộ KH&CN, hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã tự tin khẳng định, sản phẩm vi điều khiển SG8V1 có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cũng từ thành công này, một nền công nghiệp vi mạch đã và đang hình thành.
Bắt
đầu từ sản phẩm chủ lực SG8V1
Ở
Việt Nam hoạt động chính của ngành điện tử Việt Nam là lắp ráp sản phẩm điện tử
tiêu dùng nên dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng giữa sản phẩm điện tử tiêu dùng
(chiếm 80%) và điện tử chuyên dùng (chiếm 20%). Trong khi ở các nước phát
triển, tỷ lệ này là ngược lại. Với kỳ vọng trở thành ngành công nghiệp mũi
nhọn, Nhà nước đã liên tục bảo hộ ngành công nghiệp quan trọng này trong suốt
gần 30 năm. Thế nhưng, đến nay, ngành điện tử Việt Nam gần như chỉ khai thác
sản phẩm cũ, lợi nhuận gần như không còn, nên giá trị gia tăng của sản phẩm
điện tử chỉ đạt được từ 5 đến 10%. Phần lớn các công ty Việt Nam chỉ tập trung
lắp ráp, linh kiện và IC đều mua của nước ngoài, mà hiện nay chủ yếu là mua tại
Trung Quốc.
Nhận
thức được tầm quan trọng này, trong khoảng 5 năm gần đây, với chính sách mở
cửa, nhiều công ty nước ngoài và công ty có vốn từ Việt kiều trong ngành thiết
kế vi mạch đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam và coi công nghệ vi mạch là bộ não,
quyết định tăng cường khả năng hoạt động của tất cả các hệ thống điện tử, công
nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa…
Sản
phẩm SG8V1 hình thành từ sự đầu tư của Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh và sau đó là
Bộ KH&CN và mục đích của nó là phải thương mại được. TP Hồ Chí Minh đã
thành lập Ban chỉ đạo thành lập phát triển ngành công nghiệp vi mạch.
Ban
chỉ đạo xác định, Chương trình phát triển ngành công nghiệp vi mạch không thể
tách rời với các Chương trình trong định hướng chỉ đạo đổi mới căn bản, triệt
để của Bộ KH&CN như: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình
phát triển sản phẩm quốc gia; Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
Xác
định công nghiệp vi mạch là một ngành công nghệ cao đem lại nhiều giá trị gia
tăng, là một trong những chiến lược phát triển của đất nước, UBND TP.HCM vừa
thống nhất “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP. HCM” với mục tiêu
đến năm 2017, ngành vi mạch sẽ đạt doanh thu 100 - 150 triệu USD, đào tạo
khoảng 2.000 kỹ sư, kỹ thuật viên, ươm tạo khoảng 30 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực vi mạch.
Dự
tính, chi phí ban đầu cho chương trình là 7.506 tỉ đồng, trong đó, ngân
sách TP.HCM hỗ trợ 453 tỉ đồng, vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 5.634
tỉ đồng, vay chương trình kích cầu của TP.HCM là 669 tỉ đồng... Tổng
công ty Công nghiệp Sài Gòn là chủ dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip
điện tử được đặt tại Khu công nghệ cao TP.HCM với vốn đầu tư 6.600 tỉ
đồng, dự kiến cung cấp cho thị trường khoảng 1,8 tỉ con chip/năm với doanh thu
khoảng 90 triệu USD/năm.
Đây
được coi là bước đi mạnh mẽ đầy quyết tâm của TP.HCM để củng cố sức mạnh về
KHCN tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tiếp
tục phát triển mạnh những thành công đã đạt được trong chương trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế (2006 - 2010), thông qua định hướng tiếp tục thực hiện theo
hướng thu hút, khuyến khích đầu tư công nghệ kỹ thuật cao, tập trung củng cố,
phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu, trong đó có công nghiệp điện tử -
công nghệ thông tin.
Thương
mại hóa cho mọi đối tượng ở Việt Nam
Th.S
Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm đào tạo và Thiết kế Vi mạch, Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang nắm giữ công nghệ sản xuất chip SG8V1 nhớ lại:
“Cách đây 1- 2 năm, có một số người vẫn nói đùa, các bạn làm ra con chip chắc
để các bạn sử dụng thôi chứ làm sao bán được. Thú thực, lúc đầu con chip đầu
tiên ra đời chỉ để mình dùng thật vì không đầy đủ tính năng, phần mềm để sử
dụng cũng viết để cho mình nên cũng chỉ mình mới có có thể dùng được. Hiện nay,
chúng tôi đã có công ty liên doanh để thương mại hóa con chip này thế nhưng để
tất cả mọi người có thể sử dụng được thì đòi hỏi rất nhiều yêu cầu khác nhau.
Vậy nên câu đùa trên hay cũng là câu chê trách kia cũng đúng ở góc độ nào đó.
Chúng tôi đã quyết tâm sản xuất con chip SG8V1 để có thể thương mại hóa cho mọi
đối tượng ở Việt Nam”.
Được
biết, hiện SG8V1 đã được chế tạo 150.000 con chip để thực hiện thương mại hóa
trên các sản phẩm của Công ty SaiGon Track chuyên về định vị cũng đã được xác
định. Tức là từ khâu chế tạo đến đầu ra cho SG8V1 đã sẵn sàng. “Chúng tôi có
thể tự hào tuyên bố, hiện nay chúng tôi đang sở hữu một loạt các IP trị giá 30
triệu USD. Các chip made in Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với chip của
các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới”- ThS Hoàng tự hào nói.
Với
mong muốn hoàn thiện chip SG8V1 để mọi người dân Việt Nam đều sử dụng được thì
còn gì tốt hơn là sự tham gia của cộng đồng nghiên cứu vi mạch, Trung tâm đào
tạo và Thiết kế Vi mạch đã tổ chức cuộc thi “ Ứng dụng vi điều khiển Việt Nam
lần thứ nhất”. Các nhà tổ chức đã mạnh dạn công bố các tính năng của chip
SG8V1, lấy ý tưởng ứng dụng chip vi điều khiển SG8V1 trong những sản phẩm điện
tử cụ thể, các nhà tổ chức mong muốn hoàn thiện để thương mại hóa sản phẩm cho
nhiều đối tượng sử dụng và cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.
Thông
qua cuộc thi này, Ban tổ chức mong muốn với sự phát triển, phổ biến rộng rãi
của SG8V1, những kỹ sư, những sinh viên Việt Nam ra trường khi thiết kế sản
phẩm sẽ chọn SG8V1 đầu tiên hơn là chọn các con chip của nước ngoài.
Và
trên hết, đó là việc tạo được niềm tin từ nhà khoa học đến các sinh viên rằng,
chúng ta bắt đầu đã có sản phẩm công nghệ của người Việt Nam và bây giờ chúng
ta cùng chung tay góp sức để thực hiện, xây dựng ngành công nghiệp còn rất mới
mẻ này.