Công nghệ sinh học mở ra nhiều phương pháp điều trị ung thư mới
Tại Hội nghị liệu pháp gen và miễn dịch, do Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM phối hợp với Khu công nghệ cao TP.HCM và Đại học quốc gia Seoul (Hàn Quốc) tổ chức, các nhà khoa học Việt Nam đã công bố nhiều công nghiên cứu mới, mở ra nhiều hy vọng cho bệnh nhân ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Liệu pháp điều trị trúng đích
Liệu pháp điều trị trúng đích (LPĐTTĐ) là một liệu pháp điều trị
mới, hứa hẹn có hiệu quả cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN).
Hiệu quả này biểu hiện rõ trên nhóm bệnh nhân có đột biến gen EGFR. Nhóm nghiên
cứu Trường đại học y Hà Nội và Trường đại học y Phạm Ngọc Thạch đã xác định đột
biến gen EGFR ở bệnh nhân UTPKTBN bằng kỹ thuật giải trình tự gen và Scorpions
ARMS, so sánh hiệu quả sau 3 tháng của LPĐTTĐ ở hai nhóm bệnh nhân UTPKTBN có
và không có đột biến gen EGFR. Kết quả: 5/11 bệnh nhân UTPKTBN trong nghiên cứu
có đột biến tại exon 18, 19 và 21 của gen EGFR. Tỷ lệ đáp ứng điều trị ở nhóm
có đột biến và nhóm không có đột biến lần lượt là 60% và 16,7% đối với nhóm
bệnh có đáp ứng một phần; 20% và 50% đối với nhóm bệnh ngưng tiến triển; 20% và
33,3% nhóm bệnh tiến triển.
Kháng nguyên CD44 là một glycoprotein trên bề mặt tế bào liên
quan đến những t?ơng tác tế bào - tế bào, sự bám dính của tế bào và sự di cư.
CD44 cũng biểu hiện trong các tế bào gốc ung thư như ung thư vú, tuyến tiền
liệt, tụy, buồng trứng và ung thư đại trực tràng. Những liệu pháp nhắm tới CD44
được xem như là những liệu pháp điều trị tiềm năng cho nhiều bệnh ung thư. TS.
Phạm Văn Phúc, Phòng thí nghiệm sinh lý học và công nghệ sinh học động vật,
Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM đã nghiên cứu đánh giá vai trò của CD44
trong tế bào gốc ung thư vú và thiết kế liệu pháp knock-down CD44 trên các tế
bào gốc. Kết quả cho thấy sự giảm biểu hiện CD44 làm quần thể tế bào gốc ung
thư vú trở nên nhạy cảm với các tác nhân kháng u như doxorubicin. Sự giảm biểu
hiện CD44 là một chiến lược hiệu quả để tấn công vào tính gốc của tế bào gốc
ung thư vú, gây nên sự mất tính gốc và gia tăng sự nhạy cảm với liệu pháp hóa
trị và xạ trị. Kết quả của nghiên cứu nhấn mạnh đây là một chiến lược tiềm năng
mới để điêu trị ung thư vú nhắm tới quần thế tế bào gốc.
Khắc chế bệnh ung thư vú
Ung thư là một bệnh hệ thống và các tế bào ung thư có rất nhiều
cơ chế đặc biệt để lẩn tránh sự tiêu diệt của hệ miễn dịch. Vì vậy, các nhà
khoa học đang tìm kiếm liệu pháp để giúp hệ miễn dịch xác định chuyên biệt và
chính xác rằng tế bào ung thư là đối tượng cần tiêu diệt. Gần đây, liệu pháp
miễn dịch chống ung thư dựa trên tế bào tua (DC) đang là một phương pháp triển
vọng trong việc cải thiện hiệu quả điều trị ung thư. Đề tài “Đánh giá hiệu quả
điều trị ung thư vú bằng cách đồng ghép tế bào tua trên mô hình chuột” của
Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, Trường đại học khoa học tự
nhiên TP.HCM tập trung vào quá trình hình thành miễn dịch kháng ung thư hiệu
quả, điều này phụ thuộc vào khả năng trình diện kháng nguyên của tế bào tua.
Hai tuần sau khi tiêm tế bào tua đã cảm ứng vào chuột, kết quả cho thấy có sự
giảm đáng kể về kích thước và trọng lượng khối u trên nhóm chuột được điều trị
so với nhóm đối chứng. Những kết quả này là tiền đề cho việc sử dụng tế bào tua
để trình diện kháng nguyên chuyên biệt cho tế bào T, giúp hệ miễn dịch tiêu
diệt tế bào ung thư.
Tế bào gốc ung thư vú có thể vẫn còn trong cơ thể bệnh nhân sau
điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị, là nguyên nhân dẫn đến sự tái tạo
khối u ung thư trong những năm sau đó. Một trong những đặc tính của tế bào gốc
ung thư chính là sự biểu hiện cao kênh vận chuyển thuộc họ ABC - ABCG2, có thể
bơm nhiều hợp chất ra khỏi tế bào và gây nên sự kháng đa thuốc. Tế bào gốc ung
thư vú người Việt Nam được nhận diện với kiểu hình được đặt tên
VNBRCAL, có khả năng khởi phát khối u ung thư in vivo. Một nghiên cứu cũng của
Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc cho thấy, ABCG2 biểu hiện
mạnh trong dòng VNBRCAL và sự giảm điều hòa ABCG2 làm gia tăng sự nhạy cảm với
thuốc kháng khối u - Doxorubicine của VNBRCAL . Như vậy sự biểu hiện cao ABCG2
có liên quan đến sự nhạy cảm với thuốc kháng khối u của VNBCRAL.
Miễn dịch phóng xạ
Trong những năm gần đây, liệu pháp miễn dịch phóng xạ (RIT) đã
trở thành một phương thức chữa trị ung thư đầy hứa hẹn và được chứng minh có hiệu
quả trên lâm sàng, đặc biệt trong liệu pháp điều trị các bệnh huyết học ác
tính. Kháng thể đơn dòng rituximab đánh dấu với 131I được sử dụng trong điều
trị u lympho không Hodgkin tế bào B. Một nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu
hạt nhân Đà Lạt, Bệnh viện Bạch Mai, Trường đại học y dược TP.HCM đã tìm hiểu
đánh dấu phóng xạ kháng thể đơn dòng trong liệu pháp chữa bệnh u lympo không
Hodgkin. Kết quả cho thấy 131I- rituximab là một thuốc phóng xạ lý tưởng cho
liệu pháp miễn dich phóng xạ trong các ứng dụng lâm sàng.