Phần mềm nguồn mở: Giải pháp tăng cường an toàn an ninh thông tin
Việc ứng dụng phần mềm nguồn mở sẽ giúp tiết giảm chi phí, tạo sự chủ động trong việc sở hữu bản quyền phần mềm, quan trọng hơn là việc tăng cường bảo đảm các vấn đề về an toàn an ninh thông tin cho các cơ quan Nhà nước.
Thứ
trưởng Bộ TTTT Lê Nam Thắng
phát biểu tại Hội thảo. Ảnh:
VGP/Hồng Hạnh
Ngày 26/4, Bộ Thông tin và Truyền
thông (TTTT), UBND thành phố Đà Nẵng và các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo
trực tuyến toàn quốc về “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM) 2013”
tại hai điểm cầu Hà Nội và Đà Nẵng.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ
TTTT Lê Nam Thắng cho rằng hiện nay việc ứng dụng và phát triển PMNM
đang diễn ra rất mạnh mẽ và đang là một xu thế ứng dụng phần mềm trên thế
giới. Với các cơ quan, tổ chức nhà nước, việc ứng dụng phần mềm nguồn mở
sẽ giúp tiết giảm chi phí, tạo sự chủ động trong việc sở hữu bản quyền phần
mềm, quan trọng hơn là việc tăng cường bảo đảm các vấn đề về an toàn an ninh
thông tin….
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu
đã trình bày về tình hình ứng dụng phần mềm nguồn mở tại một số địa phương; nhu
cầu về chính sách và nguồn lực cũng như các định hướng phát triển trong thời gian
tới; tương lai của phần mềm nguồn mở; mô hình bền vững cho phát triển và ứng
dụng phần mềm nguồn mở; nhu cầu và triển khai ứng dụng phần mềm nguồn mở trong
giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học và trong xã hội…
Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, Vụ phó Vụ
CNTT (Bộ TTTT), PMNM đã từng bước trở thành quen thuộc, được sử dụng ngày một nhiều
hơn trong công tác quản lý nhà nước ở nhiều địa phương trong cả nước. Đến nay,
hầu hết các địa phương trong cả nước đều triển khai sử dụng PMNM. Trong đó, một
số địa phương đã ứng dụng và phát triển PMNM trong xây dựng chính quyền điện tử
như Đà Nẵng, Hà Nội, Bắc Giang, Đồng Nai…
Hiện đã có 7 sản phẩm PMNM ứng dụng
trong xây dựng chính quyền điện tử được triển khai thử nghiệm thành công như:
phần mềm một cửa điện tử nguồn mở, phần mềm quản lý văn bản và điều hành nguồn mở…
cho các quận huyện, sở ngành tại 7 địa phương. Trong thời gian tới, các phần
mềm này sẽ tiếp tục được triển khai ứng dụng tại các địa phương khác.
Bên cạnh đó, các chính sách phát triển
PMNM sẽ tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, như: bổ sung các sản phẩm trong
danh mục PMNM, hoàn thành Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về việc đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển PMNM trong cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước; dự án hỗ trợ phát
triển và triển khai ứng dụng PMNM đến năm 2015…
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (nthieu)