Ấp ủ suốt nhiều năm trời, nhà khoa học Đặng Lương Mô mới chạm tay được vào một phần của giấc mơ sản xuất ra con chíp made in Việt Nam.
GS Đặng Lương Mô - Ảnh:
T.T.B
Vươn
lên tầm công nghệ thế giới
Lúc quyết định hồi
hương vào năm 2002, GS Đặng Lương Mô đã tâm niệm là sẽ cùng các cộng sự xây dựng
nền tảng lý thuyết cho công nghệ vi mạch tại Việt Nam. Suốt hơn 10 năm trời cật
lực vận động, ông đã cùng với các nhà khoa học tâm huyết trong nước xây dựng
Trung tâm nghiên cứu và đào tạo vi mạch (ICDREC) tại Đại học Quốc gia TP.HCM,
thu hút đầu tư từ nước ngoài về lĩnh vực vi mạch cho Khu công nghệ cao TP.HCM,
đưa rất nhiều trí thức trẻ qua Nhật để đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn bị cho sự
nghiệp sản xuất ra con chíp Việt, bắt tay cùng các đồng sự cùng sáng lập ra Câu
lạc bộ Khoa học kỹ thuật Việt kiều TP.HCM...
Trung tuần tháng
3 vừa qua, ông phấn khởi tiếp nhận 2 tin vui cùng một lúc: Hiệp hội Công nghệ
bán dẫn TP.HCM (do ông làm trưởng ban vận động) đã ra đời; Một bản ghi nhớ đã
được ký kết giữa Hiệp hội Công nghệ bán dẫn TP.HCM và Hiệp hội Hỗ trợ thương mại
bán dẫn Á châu có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15.3. Với bản ghi nhớ này, sự manh
nha hơn 10 năm của ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam đã bắt đầu được sự tiếp sức của
một nền công nghệ bán dẫn tiên tiến nhất thế giới là Nhật Bản. GS Mô cũng khẳng
định: “Điều mà nhiều người ưu tư lo lắng là ngành công nghệ bán dẫn thế giới đi
trước chúng ta cả 40-50 năm, liệu chúng ta có được tiếp nhận một nền công nghệ
vi mạch mới nhất, tiên tiến nhất hay cũng chỉ làm kẻ đi sau với việc đón nhận
các công nghệ đã lạc hậu. Tôi xin xác định rằng, công nghệ bán dẫn mà Nhật chia
sẻ với chúng ta phải là công nghệ tiên tiến nhất. Có vậy mới vươn được lên tầm
công nghệ thế giới”.
Phải
phát triển đồng bộ
Theo GS Đặng
Lương Mô, phát triển công nghiệp vi mạch phải song hành với việc phát triển mạnh
mẽ các lĩnh vực khác như công nghiệp quốc phòng, an ninh, lĩnh vực dân sinh,
giáo dục, y tế... Vì công nghiệp vi mạch nếu chỉ đứng một mình thì sẽ tách rời
cuộc sống và giảm bớt hiệu quả ứng dụng thực tế. Khi đó, những con chíp sẽ
không phát huy được những tính năng ứng dụng phổ biến và xuất sắc của mình.
Tâm sự về nguồn
nhân lực để phát triển nền công nghiệp vi mạch, GS Đặng Lương Mô kể một câu chuyện:
“Ở Mỹ có một công ty tư nhân chuyên thiết kế vi mạch do người Việt Nam đảm
trách. Ông chủ của công ty vốn đã theo học tại Đại học Khoa học tại Sài Gòn,
vào đầu thập kỷ 1980 đã qua Mỹ và tiếp cận ngay với công nghệ vi mạch và có hơn
10 năm làm việc cho những công ty chế tạo vi mạch hàng đầu, vào giai đoạn công
nghệ vi mạch ở thời kỳ “khai hoa” ở Mỹ. Sau đó, ông ta về Việt Nam lập ra công
ty thiết kế vi mạch.
Thoạt đầu, công
ty chỉ nhận hợp đồng từ các công ty của Mỹ, nhưng khoảng vài năm trở lại đây, họ
cũng nhận hợp đồng thiết kế vi mạch từ các nhà chế tạo Nhật Bản”. Và ông kết luận:
“Người Việt Nam có tiếng là cần cù và hiếu học, tỷ lệ phổ cập giáo dục cũng
cao, do đó có thể dễ dàng chiêu mộ được những kỹ thuật gia trẻ tuổi. Nay nhờ có
quốc sách gây dựng nền công nghiệp vi mạch, và với bầu không khí hợp tác quốc tế
của cả người Việt ở nước ngoài, lại thêm có sự quan tâm của giới công nghiệp vi
mạch Nhật Bản như hiện nay, thì dù được gieo hạt muộn màng, tôi tin rằng một nền
công nghiệp vi mạch tiên tiến chắc chắn sẽ hình thành và phát triển ở Việt
Nam”.
GS Đặng
Lương Mô sinh năm 1936 tại Hải Phòng. Năm 1957 ông du học ở Nhật Bản. Bảo vệ
xong luận án tiến sĩ tại Nhật, từ 1968 đến năm 1971, ông là chuyên viên
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu trung ương Toshiba Nhật Bản. Sau đó ông về nước
giảng dạy tại ĐH Khoa học Sài Gòn. Cùng khoảng thời gian này, ông còn giảng dạy
tại Học viện Quốc gia kỹ thuật (nay là Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) với chức
danh giám đốc trường điện (tương đương chủ nhiệm khoa điện - điện tử ngày
nay).
Đến năm
1973, ông được đề bạt làm Viện trưởng Học viện Quốc gia kỹ thuật (tương đương
với chức danh Hiệu trưởng ĐHBK). Năm 1976, ông trở lại Nhật tiếp tục công việc
làm chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu trung ương Toshiba Nhật
Bản. Năm 1983, ông được mời sang giảng dạy tại Trường ĐH Hosei, Tokyo, Nhật Bản.
Năm 2002, ông trở về với mong muốn được đóng góp một phần công sức cho đất nước.
|