Thời gian gần đây, các giải pháp công nghệ gắn liền với đời sống xã hội như bệnh viện, giao thông… luôn được các công ty, tập đoàn công nghệ đầu tư phát triển. Trong số hàng trăm giải pháp của nhiều công ty, thậm chí của các tập đoàn đa quốc gia được giới thiệu tại Việt Nam, ứng dụng giải pháp của FPT luôn được chọn, nhất là trong lĩnh vực y tế… Đây là sự khẳng định về chất lượng công nghệ của sản phẩm nội địa.
Ứng dụng FPT.eHospital tại Long An,
giúp người
dân nơi đây bớt thời gian và thủ tục khi khám bệnh.
Gắn liền với các
bệnh viện
Hệ thống các phần
mềm y tế (eHospital) do FPT xây dựng và triển khai thành công tại hơn 45 bệnh
viện (BV) lớn trên khắp cả nước như BV Hữu Nghị Hà Nội, BV Bệnh nhiệt đới
TPHCM, BV 175, BV Gia Định, BV Quốc tế Vinmec, BV Quốc tế Hoa kỳ… Trong đó,
FPT.eHospital được các bệnh viện tư chất lượng cao ưu tiên lựa chọn sử dụng như
Tập đoàn Bệnh viện Hoàn Mỹ, BV Đại học y dược, BV ĐK An sinh, BV ĐK Tây đô Cần
Thơ, BV Tai mũi họng Sài Gòn, BV Quốc tế Sai Gon ITO… Đặc biệt, hệ thống đã được
Sở Y tế Long An, Sở Y tế Đồng Nai và Sở Y tế Tiền Giang lựa chọn triển khai
trong lộ trình ứng dụng CNTT quản lý tổng thể ngành y tế toàn tỉnh.
Hệ thống được
đánh giá cao, điều này đã được chứng minh qua thời gian ứng dụng của các BV.
Theo bác sĩ Hoàng Thanh Bình, Phó Giám đốc BV 175, BV mỗi ngày tiếp nhận từ
1.000 - 1.200 bệnh nhân, thường xuyên có trên 1.000 bệnh nhân nội trú, do đó, nếu
không có hệ thống phần mềm của FPT IS, BV rất khó khăn trong công tác quản lý.
Đặc biệt đối với công tác chỉ huy, điều hành, đây thực sự là một công cụ hữu
ích. Trước đây cần một báo cáo phải mất ít nhất 1 tuần, với sự hỗ trợ của tất cả
các bộ phận, bây giờ chỉ cần vài phút là có đầy đủ thông tin”.
Bác sĩ Nguyễn
Anh Dũng, Phó Giám đốc BV Nhân dân Gia Định, cho rằng: Việc ứng dụng CNTT đã
giúp BV rất nhiều trong việc quản lý và theo dõi nhanh chóng thông tin như công
tác khám chữa bệnh, quản lý bệnh nhân, chất lượng BV và cả liên quan đến vấn đề
kinh tế y tế của BV ở bất kỳ thời điểm nào, từ đó hỗ trợ rất nhiều các công việc
quản lý khác nhau trong BV. Cụ thể như bộ phận quản lý của khoa khám bệnh, khi
cần thiết có thể biết ngay tình trạng số lượng bệnh nhân đến khám để có kế hoạch
điều chuyển, tăng cường nhân sự hoặc tăng cường thuốc men hợp lý.
Được biết, ngoài
các BV đang ứng dụng FPT.eHospital nói trên, FPT IS cũng đang xây dựng hệ thống
cho BV Chợ Rẫy (TPHCM), BV Ung bướu Đà Nẵng… Ông Nguyễn Tuấn Hùng, Phó Tổng
giám đốc FPT IS, đơn vị trực tiếp phát triển sản phẩm FPT.eHospital, cho biết:
“Sản phẩm FPT.eHospital được phát triển dựa trên mô hình quản lý của các bệnh
viện hàng đầu tại Việt Nam và được sự tư vấn, đóng góp của các chuyên gia, bác
sĩ uy tín trong ngành. Điều đó đã khẳng định, sản phẩm FPT.eHospital không chỉ
là một phần mềm quản lý bệnh viện tiêu biểu tại Việt Nam, mà còn đáp ứng được
các tiêu chuẩn quốc tế”.
Giải pháp mới cho giao thông
Giao thông tại
Hà Nội và TPHCM luôn là vấn đề bức xúc, nên ứng dụng công nghệ giải quyết bài
toán giao thông luôn được quan tâm. Tại Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã giao Sở GTVT
làm việc với Tập đoàn FPT tiến hành nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp giảm
ùn tắc giao thông. Mới nhất có giải pháp Bản đồ thời gian thực (Probe) với nhiều
ưu điểm cần ghi nhận. Probe là hệ thống bản đồ số cung cấp thông tin hiện trạng
giao thông trong thời gian thực, dựa trên việc thu thập thông tin định vị GPS từ
các thiết bị giám sát hành trình gắn trên ô tô (taxi, bus…).
Qua đây có thể
thấy đoạn màu đỏ thể hiện trên bản đồ là tắc đường, đoạn màu vàng là đi chậm và
đoạn màu xanh là thông thoáng. Giải pháp đã được thí điểm ở Hà Nội từ năm 2011
- 2012 với số lượng thu thập được là 3.000 dữ liệu GPS trên taxi và dữ liệu
trên điện thoại thông minh (smartphone) đối với người điểu khiển xe máy tại thời
điểm cao nhất.
So với hệ thống
VOV giao thông hiện tại, hệ thống giao thông thông minh kể trên có điểm ưu việt.
Do VOV giao thông dựa nhiều vào thông tin từ các cộng tác viên và từ camera nên
bị giới hạn về phạm vi và thời gian hoạt động còn Probe lấy mẫu dữ liệu từ xe
hơi, nên có thể có thông tin bất cứ lúc nào có xe chạy trên đường. Mặt khác, hệ
thống trên phát triển dựa trên công nghệ định vị GPS và công nghệ thông tin địa
lý (GIS) nên có tầm ứng dụng rộng, có thể truy cập thông tin chỉ dẫn bằng máy
tính, thông tin cũng có thể được tích hợp vào các thiết bị dẫn đường hoặc phần
mềm trên điện thoại thông minh.
Qua đợt thử nghiệm
đầu tiên với 300 xe, hệ thống đã có thể cung cấp thông tin của 20% tuyến đường
tại Hà Nội vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Trong 2 đợt thử nghiệm vào
tháng 8-2012 và đầu năm 2013 đã nâng mức bao phủ lên 80%. Theo lộ trình, hệ thống
giao thông thông minh nói trên phải đi qua 2 đợt thử nghiệm trên diện rộng tại
Hà Nội vào năm 2012 và 2013. Sau đó có thể đưa vào thương mại hóa vào cuối năm
2013...
Cũng cần phải
nói, thực tế các giải pháp công nghệ mang tính xã hội thường do các tập đoàn
công nghệ đa quốc gia như IBM, Microsoft… phát triển và triển khai nên đây là một
cuộc chiến khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên với những sản phẩm công nghệ
nói trên, giải pháp của FPT đã có chỗ đứng và đã khẳng định được giá trị khi nó
đi sát với đời sống xã hội, giúp ích cho nhiều người cũng như góp phần giải quyết
các bài toán của xã hội là những nỗ lực cần ghi nhận nhiều hơn nữa.