Công nghệ thu giữ CO2 không được áp dụng phổ biến
Công nghệ thu và giữ khí điôxít cácbon (CO2) nhằm phát thải khí này vào môi trường tự nhiên đã khiến nhiều nhà sinh thái học của Mỹ lên tiếng do tính lợi nhuận không cao.
Công nghệ này
thu hồi CO2 từ các tuabin hay nồi hơi, sau đó đưa xuống lòng đất.
Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu mới chỉ được sử dụng trong khai thác dầu
khí, nhằm thu hồi khí mêtan và CO2 thoát ra từ các mỏ dầu.
Theo ông Robin
Knight, chuyên gia nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng PFC, công nghệ này có thể
gia tăng sản lượng khai thác dầu vì khi thu hồi khí CO2 và nén lại sẽ
tạo ra áp lực mạnh đẩy dầu dâng cao lên. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách này thì chỉ
có thể thu hồi chứ không lưu giữ được lượng CO2.
Ông Robin Knight
cho biết trong ngành công nghiệp, đặc biệt trong sản xuất điện, việc giảm phát
thải và thu hồi khí CO2 có giá thành rất cao, thậm chí chiếm đến 70%
chi phí vận hành của một nhà máy điện. Hơn nữa, để lắp đặt công nghệ này còn phải
cần đến một hạ tầng cơ sở khổng lồ, trong đó bao gồm một hệ thống cung cấp điện
riêng.
Ông Philippe
Pealinck, một lãnh đạo của Tập đoàn Alstom cho biết chính sự phức tạp đã khiến
công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2 không được quan tâm nhiều ở Mỹ. Một
vài dự án nhà máy nhiệt điện đốt than có trang bị hệ thống thu hồi và lưu giữ
khí CO2 vẫn không được triển khai, đặc biệt là dự án Future Gen 2.0
tại vùng Illinois miền Bắc nước Mỹ. Được Chính phủ Mỹ tài trợ với mục đích
"không phát thải một lượng CO2 nào" và có vốn đầu tư lên đến
một tỷ USD, nhưng dự án gặp hết vấn đề này đến vấn đề khác.
Việc lưu giữ CO2
cũng là một vấn đề vì bể chứa phải nằm sâu hàng trăm mét dưới lòng đất và có khả
năng lưu giữ khí trong hàng trăm năm.
Đối với các nhà
sinh thái thì việc thu hồi và lưu giữ CO2 không sinh lợi vì "đầu
tư cho công nghệ này kém hiệu quả so với việc sử dụng năng lượng tái tạo"
- ông Kyle Ash, đại diện Tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) nhấn mạnh./.