Tìm lời giải cho việc sấy khô lúa
Hơn hai thập niên qua dù Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo, tạo kim ngạch cho đất nước, tổn thất sau thu hoạch hàng triệu tấn lúa mỗi năm vẫn là bài toán chưa được giải quyết triệt để!
Thiết bị của
Kett được các nhà máy xay tin cậy. Ảnh: Vân Anh
Tình huống
bất cập hơn khi sản lượng lúa của cả nước gia tăng hằng năm và đạt hơn 43 triệu
tấn trong niên vụ 2012-2013, trong đó lúa hàng hóa cung ứng xuất khẩu chiếm
1/3, nhưng “đầu ra” bất ổn, chỉ tiêu tạm trữ chỉ vài triệu tấn gạo, các công ty
xuất khẩu tiêu thụ cầm chừng … khiến nông dân và doanh nghiệp không còn con
đường nào khác ngoài cách tự” tích cốc phòng cơ” trước khi các địa phương điều
chỉnh diện tích hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Doanh nghiệp
hiến kế
Nhìn lại mối liên kết 4
nhà, thực sự chỉ có số ít doanh nghiệp và một số cơ quan nghiên cứu đưa ra giải
pháp giảm tổn thất sau thu hoạch. Theo TS Phan Hiếu Hiền (ĐH Nông Lâm TP.HCM),
thành viên tư vấn dự án ADB-IRRI-Việt Nam, người kiên trì chuyển giao tiến bộ
san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, triển khai quy trình sản xuất mới xóa dần
chênh lệch năng suất trên ruộng lúa ở các vùng miền, cho rằng “ tổn thất vẫn còn
rất lớn!”
“Lúa ướt không kịp làm khô
gây tổn thất về khối lượng là 12% và sụt giảm về giá cả trên thị trường ở mức
13% trên tổng sản lượng lúa 24 triệu tấn, tổng giá trị sụt giảm là 25% (tương
đương 6 triệu tấn) thành tiền hơn 24.000 tỷ đồng”, ông Bùi Phong Lưu, giám đốc
công ty Bùi Văn Ngọ, một công ty rất hiếm hoi trong số ít ỏi những nhà cung cấp
thiết bị xay xát hiện đại và giải pháp sấy, giảm tổn thất sau thu hoạch lúa ở
Việt Nam được nông dân đồng bằng sông Cửu Long biết tiếng và tin cậy, nhẩm tính
chỉ cần đầu tư bằng 50% con số trên thì tình hình sẽ được cải thiện. Tuy nhiên,
làm sao huy động số tiền đầu tư 50% đó? Trước những biến cố thị trường và
ảnh hưởng nhóm lợi ích trong hoạt động xuất khẩu gạo, nông dân đựa vào đâu để
tự dự trữ?
Công ty Bùi Văn Ngọ vừa
đưa hệ thống tháp sấy đốt theo phương pháp gián tiếp, bảo đảm chất lượng lúa
gạo trong suốt quá trình sấy tự động hóa đã bán sang Đài Loan, Philippines,
Indonesia, Lào, Campuchia…rất thành công… giới thiệu với các chủ nhà máy xay
xát lúa gạo ở miền Tây để họ thúc đẩy tiến độ mua lúa nhập kho. Ông Nguyễn Thể
Hà, chuyên gia kỹ thuật của công ty nói về nguyên lý vận hành của thiết bị:
Tháp sấy được thiết kế độ nghiêng, chia dòng nguyên liệu thật nhỏ để sấy cho
đều rồi tổng hợp nguồn nguyên liệu đã được xử lý. Rải đều nguyên liệu trong
tháp sấy đóng vai trò quan trọng và sấy như thế nào mùi thơm đặc trưng không
thay đổi, làm giống tốt; Sấy mà hạt còn sống do điều chỉnh dòng khí nóng đầu
vào, khí ẩm đầu ra bảo đảm độ ẩm còn 14% thì mới đạt yêu cầu. Không khí có lẫn
bụi đi xuyên qua màng lọc bằng vải chuyên dụng, bụi được giữ lại lớp ngoài vải lọc.
Không khí sạch đi vào phía trong túi trước khi thải ra môi trường. Tháp sấy
dùng năng lượng trấu: Mỗi mẻ 30 tấn cần 900 kg trấu”.
Lần đầu tiên bí quyết công
nghệ của công ty Bùi Văn Ngọ được chia sẻ.
Chia sẻ cách
làm
Ngày 9-8, tại Cần Thơ, câu
chuyện làm khô lúa ướt đã lôi cuốn nhà cung cấp thiết bị Kett Electric
Laboratory, Nhật Bản. Ông Henji Emori, đại diện công ty Kett nhìn nhận là Kett
thuộc nhóm các công ty Nhật Bản đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở Việt Nam,
muốn hợp tác phát triển dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, cho biết các nhà máy xay
xát ở Nhật đòi hỏi tiêu chuẩn rất gắt gao”, và họ phải kiểm tra ẩm độ hạt gạo (
tách vỏ) trước khi tổ chức xay xát ”.
Được thành lập vào năm
1946, đến nay Kett cung cấp cho thị trường nhiều loại: Máy đo ẩm độ gạo, cà
phê, máy kiểm tra thủy phần hạt và ngũ cốc, máy kiểm tra gạo, phân tích độ tươi
gạo, máy đo thủy phần tia hồng ngoại, máy đo thủy phần bê-tông, máy đo độ trắng
gạo, máy đo độ dầy lớp phủ bề mặt, máy dò kim… với chuẩn mực quốc tế. Việt Nam đang là nơi
mua nhiều máy của Kett để đo kiểm, khẳng định giá trị thang điểm hạt gạo.
Các nhà máy xay ở Nhật Bản quan niệm gạo càng xát trắng thì càng bị bào mòn (khác
với VN- cứ xay lứt rồi xát trắng, hạt vàng lại tiếp tục xát trắng, lau bóng…)
do đó làm sao xay xát với chất lượng vừa đủ để bảo đảm lợi nhuận tối đa.
Muốn vậy phải có máy đo chính xác. Kett Whiteness Tester C-600 vận hành theo
nguyên lý đèn màu xanh, thời gian sử dụng đèn 30.000 giờ, chiếu vào mẫu gạo
phản quang trở lên đưa vào đi-ốt quang điện, tín hiệu được đưa vào khuếch đại,
chuyển số liệu, ra file. Kett đã bán 2.540 chiếc trên thị trường Nhật Bản,
1.386 chiếc ra các nước với hai tính năng mới: Giảm tiêu thụ điện năng và
nguồn nhiệt, rút ngắn thời gian đo kiểm.
“Hiện nay, dòng máy
đo độ trắng gạo của Kett trở thành chuẩn mực cho nhiều nước trên thế giới. Việt
Nam
muốn xuất khẩu sang Nhật thì phải dùng máy đo của Kett”, Henji Emori, người bán
hàng tham vọng và đầy tự tin nói.
Trong lúc xay xát, tốc độ
chạy máy cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận, nếu chạy nhanh quá mức cần thiết sẽ làm
hạt gạo nóng lên, gạo quá khô sẽ bị nứt, thủy phần bay mất, giảm trọng lượng …
phải dùng máy đo độ ẩm để chỉnh tốc độ của máy.
Hiệp hội xay xát gạo Nhật
Bản cho biết: Nhiệt độ mục tiêu của ngũ cốc (nhất là gạo đánh bóng và gạo
không đánh bóng) tại Nhật Bản thường là 15ºC hoặc thấp hơn vào mùa hè và
20ºC hoặc thấp hơn vào mùa đông. Gạo loại 1 chỉ đạt lợi nhuận đạt 90.5% khi độ
trắng tăng lên (trắng của gạo đánh bóng – độ trắng của gạo không đánh bóng) là
20%. Khi độ trắng tăng lên 1%, tỷ lệ lợi nhuận sẽ thay đổi 0.5%. Ướt và làm khô
tới mức nào còn là chuyện lời lỗ khi chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận. Đặc biệt,
độ sáng trắng và giá sẽ cao hơn nếu tỷ lệ protein cao.
Cuộc chơi công bằng với hệ
thống thang điểm chất lượng càng cao thì giá bán cao.
Việt Nam là nước
xuất khẩu gạo nhưng những thông tin định giá theo tiêu chí không tới với nông
dân. Trong khi đó, ngoài độ dài hạt lúa 7,2 mm, tươi hay lúa khô, ít hay nhiều tạp
chất… người trồng lúa ở Việt Nam không biết hàng của mình được định giá cao hay
thấp hơn dựa trên những tiêu chí nào nữa?
Trên thị trường, chỉ nói
về ẩm độ khi mua bán lúa đã xuất hiện bất đồng: Người bán bao giờ cũng muốn ẩm
độ cao, trong khi người mua thì ngược lại. Để bảo đảm quyền lợi người mua-
người bán, Thái Lan, giữ vị trí cường quốc xuất khẩu gạo số 1 thế giới, luôn
dùng thiết bị đo chính xác để phân định. Kett tham gia trung tâm kiểm định của
Thái Lan để cùng xây dựng nền tảng kỹ thuật chính xác.
Tuy nhiên, gần đây thị
trường xuất hiện dòng máy giá rẻ làm từ Trung Quốc. Họ làm giả máy
Kett nhưng năm ngoái sản lượng máy của Kett ở thị trường này vẫn tăng rất
nhanh. Máy móc kỹ thuật cao đòi hỏi chính xác, nếu chỉ quan tâm giá rẻ thì
không bảo đảm”, Henji Emori cảnh báo.
Đối với công ty Bùi Văn
Ngọ, mối quan hệ tương tác giữa công ty và Kett, chỉ ở một góc vấn đề làm
khô hạt lúa- gắn thiết bị “Made in Vietnam “ vào hệ thống đo kiểm chuẩn
quốc tế của Kett’ ” Không chỉ tăng uy tín thương mại của công ty mà còn giúp
cho các nhà máy điều chỉnh sản xuất có lời mà không phải “bóp họng, bóp hầu”
nhau trong chuỗi cung ứng”, ông Nguyễn Thể Hà, chuyên gia kinh tế- kỹ thuật của
công ty này nói.