Nhằm tìm hiểu kinh nghiệm ươm tạo doanh nghiệp từ Israel, nơi nổi tiếng vì đã tạo được môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp, phóng viên Tia Sáng đã ghi lại cuộc trao đổi với ông Zafrir Asaf, Bí thư Thứ nhất phụ trách Kinh tế của Đại sứ quán Israel tại Hà Nội.
Ông Zafrir Asaf, Bí thư Thứ nhất phụ trách Kinh
tế của Đại sứ quán Israel tại Hà Nội
Việc triển khai thương mại hóa một công nghệ
mới thường là một quá trình dài thách thức cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ngoài việc thiếu kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, họ còn thiếu thông tin và
các mối quan hệ với các nguồn vốn đầu tư. Nhận được vòng đầu tư vốn đầu tiên là
thách thức đáng kể cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, vì các nhà đầu tư luôn có
xu hướng dè dặt vì những khoản đầu tư cho giai đoạn ban đầu của tiến trình
nghiên cứu phát triển và thương mại hóa công nghệ luôn gắn với mức rủi ro cao.
Vì vậy, Chính phủ Israel xác định vai trò của
các vườn ươm công nghệ là chấp nhận chia sẻ rủi ro cùng các nhóm sáng chế công
nghệ mới, hỗ trợ giúp biến các ý tưởng công nghệ thành những doanh nghiệp khởi
nghiệp, và trợ giúp cho tới khi chúng nhận được vòng đầu tư đầu tiên từ các nhà
đầu tư tư nhân.
Để làm được điều này, Chính phủ cho xây dựng
những vườn ươm tạo hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu, hỗ trợ doanh
nghiệp thiết lập nền tảng hạ tầng và nghiên cứu phát triển. Hệ thống vườn ươm của
Israel được thiết lập từ năm 1991, đến nay có tất cả 24 vườn ươm, trong đó chú
trọng hàng đầu vào việc ươm tạo những doanh nghiệp công nghệ, hỗ trợ các nghiên
cứu đổi mới sáng tạo đem lại những sản phẩm có tiềm năng thương mại hóa cao.
Các vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp về tài
chính, quản trị, và cung cấp dịch vụ quản lý hành chính (thư ký, kế toán, pháp
lý, tư vấn sáp nhập), tư vấn định hướng và xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp,
và hỗ trợ trong thương mại hóa. Vừa là nơi hướng dẫn, truyền kinh nghiệm, vườn
ươm đồng thời cũng là nơi rèn luyện cho doanh nghiệp tinh thần kỷ luật trong
quá trình hoạt động. Công việc của các vườn ươm đòi hỏi sự kiên nhẫn và tầm
nhìn xa, đồng thời sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thất bại.
Tổng ngân sách Nhà nước hằng năm dành cho
chương trình ươm tạo doanh nghiệp khoảng 50 triệu USD, với 200 dự án được vận
hành tại mỗi thời điểm. Tại mỗi thời điểm, mỗi vườn ươm hỗ trợ khoảng 10 dự
án/doanh nghiệp. Thời gian ươm tạo mỗi doanh nghiệp từ 2 tới 3 năm, với tổng
kinh phí tài trợ cho mỗi đời dự án trung bình khoảng 500 nghìn USD. Để khai
thác sử dụng nguồn lực hữu hạn một cách hiệu quả, các vườn ươm khuyến khích các
doanh nghiệp phối hợp tận dụng nguồn lực và cùng chia xẻ cơ sở hạ tầng.
Việc thẩm định phê duyệt các dự án ươm tạo chủ
yếu do các vườn ươm tự thực hiện, với mục tiêu thiết thực là chọn được những dự
án có tiềm năng sẽ thu hút được thật nhiều nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong
tương lai. Bên cạnh đó Nhà nước cũng đặt ra các tiêu chí khác cho nguồn tài trợ
của mình cho các dự án, như sự bồi đắp phát triển văn hóa đầu tư, hình thành
nên những công nghệ mới, những dự án có sức lan tỏa mạnh, giúp củng cố, phát
triển các địa phương, cộng đồng, thu hút hình thành những cộng đồng nghiên cứu
chuyên nghiệp, và tăng cường hợp tác giữa các ngành công nghiệp với giới học
thuật.
Thu hút đầu tư tư nhân được coi là đích đến
cho các dự án ươm tạo doanh nghiệp, nhưng các nhà đầu tư tư nhân cũng có thể
tham gia song hành cùng doanh nghiệp ngay trong quá trình ươm tạo, và có thể
tham cổ phần tại vườn ươm để đổi lấy việc đầu tư tài chính và những nguồn lực
chiến lược cho dự án. Tuy nhiên, nhìn chung việc thu hút đầu tư được trông cậy
vào những tổ chức chuyên nghiệp: các quỹ đầu tư mạo hiểm. Chính họ là người lựa
chọn se duyên các nhà đầu tư và dự án phù hợp, quản lý nguồn vốn cho các nhà đầu
tư một cách chuyên nghiệp, và giúp tư vấn phát triển dự án để doanh nghiệp khởi
nghiệp khi ra đời có giá trị tối đa trên thị trường.
Các vườn ươm ở Israel được Nhà nước cấp giấy phép với kỳ hạn hoạt động
trong 8 năm. Việc cấp phép được thông qua một quá trình đấu thầu mà mọi đối
tượng trong nước và nước ngoài đều có thể tham gia. Mỗi vườn ươm như vậy là một
doanh nghiệp cổ phần, được chia sẻ bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, các công ty cổ
phần và tư nhân, các nhà đầu tư angel (là những nhà đầu tư chuyên cấp vốn cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp), các công ty địa phương hoặc tập đoàn đa quốc
gia.
|