CNTT hỗ trợ cải cách hành chính: Thêm nội lực
Hiện có không ít “sản phẩm nội” về công nghệ thông tin (CNTT) để phục vụ cho tiến trình cải cách hành chính và quản lý Nhà nước tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nghèo nhưng khả năng
ứng dụng CNTT trong cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp
lại được xếp vị trí khá cao 24/63 tỉnh, thành (Báo cáo Bộ TT&TT năm
2012). Thực tế, phần mềm quản lý, tiếp nhận hồ sơ hành chính FPT.eGov của
người dân đã được tỉnh Bắc Kạn triển khai tại Thị xã Bắc Kạn, cùng 4 huyện: Bạch
Thông, Chợ Mới, Na Rì và Pắc Nặm trong gần 4 năm qua.
Bên ngoài Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
của Thị xã Bắc Kạn, những thay đổi tích cực từ việc ứng dụng CNTT có thể thấy
rõ. Theo một cụ già bán nước gần đó, từ khi áp dụng hành chính công một cửa, cụ
không còn thấy cảnh người dân túm tụm chờ xếp hàng làm thủ tục đăng ký quyền sử
dụng đất như trước.
Ông Phạm Văn Được, một người dân vừa hoàn tất
thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho biết: “Khác với trước,
nay hồ sơ xin đăng ký quyền sử dụng đất cho con trai của tôi được giải quyết rất
nhanh gọn. Chúng tôi không còn phải đi lại nhiều lần, cũng không phải qua nhiều
ban ngành khác nhau như trước nữa. Thực tế tôi chỉ cần đến nộp hồ sơ và nhận giấy
hẹn đến lấy kết quả tại duy nhất một trụ sở tiếp dân của thị xã Bắc Kạn ”.
Được biết, việc ứng dụng phần mềm quản lý tiếp
nhận, xử lý hồ sơ trong đăng ký quyền sử dụng đất được Phòng Tài nguyên và Môi
trường của Thị xã Bắc Kạn ứng dụng từ năm 2009. Phó Trưởng Phòng này là ông
Hoàng Thanh Hà cho biết: “Phần mềm do công ty FPT cung cấp cho chúng tôi. Những
năm đầu ứng dụng để giải quyết công việc, chúng tôi và người dân đều thấy thuận
tiện hơn hẳn, như: tiết kiệm thời gian xử lý hồ sơ, hạn chế tối đa sai xót khi
nhập dữ liệu, minh bạch hóa tình trạng hồ sơ của người dân... Nay mọi việc trở
thành bình thường và ai cũng quen với cách làm việc mới”.
“Với việc ứng dụng phần mềm này, công tác lưu
trữ, công tác in ấn bản đồ, khu vực đất đai, giấy chứng nhận… của Phòng Tài
nguyên và Môi trường Thị xã Bắc Kạn trở nên thống nhất, dễ dàng hơn”, ông Hà
nói thêm.
Không chỉ thế, việc trao đổi thông tin giữa
các bộ phận trong phòng hay giữa các đơn vị chức năng trong Thị xã Bắc Kạn cũng
được thực hiện trực tiếp thông qua hệ thống mạng nội bộ, thay vì phải dùng toàn
bộ bằng công văn như trước.
Chị Phan Tuyến Linh, nhân viên trực tại văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất Thị xã Bắc Kạn tỏ ra thoải mái khi vận hành phần
mềm này và đánh giá hệ thống có độ chính xác cao và tiện lợi trong các thao
tác. Theo chị Linh, dễ sử dụng là điều mà những nhân viên hành chính như chị cần
ở những phần mềm như thế này. Trong khi đó, nhiều người dân cũng được tiếp cận
với những công nghệ mới. Đơn cử, việc người dân có thể tự kiểm tra tình trạng hồ
sơ của mình tại máy kiosk đặt tại bộ phận tiếp nhận (quét mã vạch in trên giấy
đợi mà người dân được nhận), tra cứu thông qua SMS, gọi điện lên tổng đài, hoặc
tra cứu tại website của cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn.
Nói về ý nghĩa của việc cải cách hàng chính
nhờ ứng dụng CNTT, ông Đinh Duy Hòa, (Vụ trưởng Vụ Cải cách Hành chính, Bộ Nội
vụ) nhấn mạnh: “Yếu tố then chốt để cải cách thủ tục hành chính chính là ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý hành chính và Chính phủ đã đặt ra yêu cầu đẩy mạnh
hơn cải cách hành chính, trong đó có việc hiện đại hoá bằng CNTT”.
Quyết tâm của các cơ quan chính quyền và
những kết quả cụ thể trong quản lý hành chính bằng CNTT đã thu hút sự tham gia
của các doanh nghiệp công nghệ trong nước vào quá trình này, trong đó, Công ty
FPT, với 25 năm kinh nghiệm. Hiện hệ thống FPT.eGov được ứng dụng tại hơn
500 cơ quan các cấp thuộc 22/63 tỉnh, thành phố.
Ngoài Bắc Kạn, nhiều tỉnh, thành đã ứng
dụng thành công và nhân rộng ra quy mô toàn tỉnh, thành phố như
TP.HCM, Long An, Bình Dương, Trà Vinh… Kết quả này có được xuất phát từ việc ứng
dụng phần mềm nội không chỉ giúp giảm chi phí đầu tư, mà còn tăng
tính linh hoạt để phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam, như chính sách pháp
luật, con người, văn hóa...
Ông Dương Dũng Triều, Tổng Giám đốc Công ty Hệ
thống Thông tin FPT (thuộc Tập đoàn FPT) - đơn vị phát triển phần mềm FPT.e.Gov
chia sẻ: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển các giải pháp này và
hy vọng sẽ triển khai tại nhiều địa phương khác, từ đó mở ra cơ hội lớn
giúp nhân rộng phần mềm một cửa điện tử trên cả nước và tiến ra thị trường nước
ngoài”.