Hệ thống viễn thám quản lý sản xuất lúa
Các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thám, việc cập nhật các thông tin về các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, của bề mặt trái đất một cách nhanh chóng, đồng thời giảm được nhiều chi phí từ việc điều tra thu thập dữ liệu ngoài đồng đến việc truyền tải và xử lý thông tin, đã giúp ích rất nhiều cho các nhà làm công tác quản lý tài nguyên, nông nghiệp, khuyến nông, bảo vệ thực vật…có thể theo dõi, cập nhật thông tin chuyên ngành có liên quan một cách nhanh chóng và chính xác.
Các
nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ phần mềm thủy lợi (Viện Khoa học thủy lợi
Việt Nam) đã nghiên cứu, xây dựng thành công hệ thống GIS quản lý sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Với mục đích hỗ trợ các nhà quản lý trong hoạt động
giám sát tình hình sâu bệnh hại lúa, thực hiện dự báo ngắn hạn, trung hạn về diễn
biến, phát triển của các loại sâu bệnh hại lúa trên diện tích treo trồng, giúp
các nhà quản lý nắm bắt được tình hình sâu bệnh một cách nhanh chóng, từ đó có
những chỉ đạo kịp thời, hợp lý đến nhà nông để ngăn chặn sự phát triển của sâu
bệnh hại lúa, phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp bà con nông dân nâng cao năng
suất gieo trồng, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước.
Hệ
thống có cấu trúc WebGIS, được xây dựng trên nền tảng các phần mềm mã nguồn mở
PostgreSQL, PostGIS, Apache mà MapServer. Trên cơ sở cập nhật và lưu trữ đầy đủ
mọi thông tin liên quan đến sản xuất lúa, hệ thống sẽ cung cấp cho người sử dụng
các báo cáo tổng hợp khác nhau về tình hình sản xuất lúa, tiến độ xuống giống,
cơ cấu giống, tình hình thiên tai, sâu bệnh hại lúa…
Tính
năng nổi bật của hệ thống này là sử dụng ảnh đa phổ MODIS miễn phí để xây dựng
bản đồ lúa với độ chính xác lên tới 95 – 97% so với diện tích gieo cấy thực tế.
Hiện nay, hệ thống được ứng dụng thành công tại tỉnh An Giang và sẽ được nhân rộng
ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 21 năm 2013