Ứng dụng mô hình DEM và mô hình thủy lực tính toán ngập lụt thành phố Cần Thơ
Bằng phương pháp và kết quả tính toán diện tích ngập lụt theo các kịch bản biến đổi khí hậu và theo các phương án quy hoạch phòng chống ngập lũ của thành phố Cần Thơ, nhóm tác giả thuộc Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam sử dụng mô hình MIKE để tính toán thủy lực và GIS được dùng để phân vùng ngập từ kết quả mô hình thủy lực.
Ngập lụt trên đại lộ Hòa Bình, TP. Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ, nhìn
chung có địa hình thuộc diện thấp và khá bằng phẳng. Cao độ trung bình biến
thiên trong khoảng 0,6 – 0,80 m (so với mực nước biển) và có thể chia ra thành
2 vùng: vùng I (vùng ven sông) và vùng II (vùng Trung tâm).
Có 158 sông, rạch lớn nhỏ
đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy là phụ lưu của hai sông lớn là sông
Hậu và sông Cần Thơ. Mùa lũ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xảy ra từ
tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, lưu lượng nước sông Hậu lên đến 35.000 – 40.000
m3/giây, mừa khô khoảng 1,970 m3/giây (tháng 4). Cao độ
ứng với tần suất 5% đạt 2,15 m; 1% - 2,21 m. Hệ thống sông rạch bị ảnh hưởng
bởi chế độ bán nhật triều.
Mô hình MIKE 11 là một
phần mềm kỹ thuật chuyên dụng do Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) xây dựng và phát
triển trong khoảng 20 năm trở lại đây, được ứng dụng để mô phỏng chế độ thủy
lực, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông, trong sông, hệ thống
tưới, kênh dẫn và các hệ thống dẫn nước khác.
Qua tính toán ngập với
điều kiện mực nước lũ cao nhất ở Tân Châu, Châu Đốc và mực nước biển dâng theo
các kịch bản, kết quả cho thấy hầu hết các quận, huyện của thành phố đều có
diện tích ngập, huyện Thốt Nốt và huyện Phong Điền là 2 huyện có diện tích ngập
cũng như độ sâu ngập là cao nhất.
Ở điều kiện hiện trạng độ
sâu ngập lũ khoảng 10 – 40 cm thì ở các kịch bản nước biển dâng độ sâu ngập có
thể từ 60 – 120 cm. Thời gian ngập gần như bằng nhau ở hiện trạng cũng như ở
các kịch bản và ở các phương án quy hoạch lũ do thành phố Cần Thơ bị ảnh hưởng
từ chế độ bán nhật triểu từ phía biển Đông, chỉ khác là độ sâu ngập ở các kịch
bản và các phương án là khác nhau. Độ sâu ngập càng tăng theo kịch bản phát
thải cao và theo các mốc năm.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 621- 09/2012