SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khái niệm mới lưu trữ năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện mặt trời được trao tặng giải thưởng nghiên cứu E. ON

[11/11/2010 14:48]

Trung tâm Nghiên cứu Không gian vũ trụ Đức (DLR) đã nhận được hỗ trợ lên đến một triệu Euro như là một phần của sáng kiến nghiên cứu của Công ty năng lượng E. ON, vì nghiên cứu của họ về khái niệm mới về bình chứa nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện mặt trời. Mục tiêu của dự án nghiên cứu của DLR là phát triển một giải pháp hấp dẫn về mặt kỹ thuật và kinh tế đối với các nhà máy nhiệt điện năng lượng mặt trời: năng lượng mặt trời được lưu giữ dưới dạng nhiệt trong một chất rắn với chi phí thấp hơn.

“Với sự hỗ trợ của E. ON, chúng tôi có thể phát triển một nhà máy thí điểm trong vòng ba năm tới", ông Wolf-Dieter Steinmann, Viện Kỹ thuật Nhiệt động lực học thuộc DLR. Mục đích là để trình diễn kết quả của một nhà máy thí điểm tại Stuttgart vào năm 2013. Các bồn chứa phải có công suất 500 kWh cho các thử nghiệm ở 400°C.

Các bình chứa năng lượng là cần thiết trong các nhà máy nhiệt điện mặt trời, để sẵn sàng sản xuất điện dựa trên nhu cầu, ngay cả vào ban đêm hoặc trong trường hợp ánh sáng yếu  và do đó kéo dài tuổi thọ của các tua-bin. Việc chế tạo các bình chứa chứa năng lượng là khả thi về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, việc vận hành nhà máy thì phải đầu tư mạnh vào các bình chứa hiện nay. Vì vậy dự án "Cell-Flow" của DLR tìm cách để sử dụng vật liệu chất rắn với chi phí thấp.

Sản phẩm mẫu này được thiết kế đặc biệt để tích hợp vào các nhà máy điện năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng tập trung bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng cho hoạt động của tua-bin. Các gương hướng ánh sáng mặt trời vào một tuyến hoặc điểm trên một máy thu có chứa một chất lỏng truyền nhiệt là dầu nhiệt, hơi nước hoặc muối lỏng, được đun nóng. Không giống như các khái niệm lưu trữ khác, khái niệm CellFlux hoạt động với các chất lỏng truyền nhiệt và có thể được thực hiện linh hoạt cho các nhà máy nhiệt điện năng lượng mặt trời. Loại bình chứa này bao gồm các mô đun riêng biệt và lưu trữ nhiệt ở dạng rắn. Bên trong mô-đun, năng lượng nhiệt được truyền thông qua một bộ trao đổi nhiệt với không khí lưu thông. Nó đi qua các vật liệu lưu trữ thể rắn và do đó truyền năng lượng vận chuyển đến các chất rắn. Khi xả nhiệt của bình chứa, thì quá trình truyền nhiệt này được đảo ngược.

Với việc lựa chọn một phương tiện lưu trữ và khái niệm của truyền nhiệt hiệu quả, chi phí lưu trữ vì thế có thể được giảm đáng kể.

Theo Techno-Science
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ