Phát triển công nghiệp phụ trợ bài học từ láng giềng
Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công trong việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT) sẽ giúp Việt Nam rút ra được những bài học quan trọng để tìm ra được bài toán phát triển cho ngành công nghiệp phụ trợ nước nhà.
Công nghiệp phụ
trợ có vai trò quan trọng đối với cả nhà đầu tư nước ngoài cũng như nước tiếp
nhận đầu tư. Ảnh minh họa
Công nghiệp phụ trợ có vai trò quan
trọng đối với cả nhà đầu tư nước ngoài cũng như nước tiếp nhận đầu tư. Đối với
nước tiếp nhận đầu tư, bên cạnh hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút
lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công
nghiệp chính; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo chiều rộng và chiều sâu;
khai thác tối đa các nguồn lực phát triển trong nước; phát huy tác động “lan
tỏa” trong phát triển hệ thống công nghiệp; và tăng sức hấp dẫn trong thu hút
FDI.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài,
công nghiệp phụ trợ có vai trò quan trọng, quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu công nghiệp phụ trợ
không phát triển sẽ khiến các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất sản
phẩm cuối cùng phải phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu, làm tăng chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm do phải chịu thêm các chi phí vận chuyển, bảo hiểm,
hải quan… Ngoài ra, những doanh nghiệp này còn phải đối mặt với nhiều rủi ro
khác như tiến độ, thời gian giao hàng…
Ở Malaysia Chính phủ đã thực hiện
nhiều chương trình, chính sách khuyến
khích phát triển ngành CNPT như ưu đãi trong thu hút FDI vào các ngành CNPT
thông qua Cơ quan công nghiệp nhà nước Malaixia (MIDA). Cụ thể ưu đãi thuế cho
các doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất máy móc và linh kiện; sản xuất các
thiết bị giao thông và linh kiện và phụ tùng; các ngành CNPT; sản xuất các
thiết bị và linh kiện điện, điện tử; sản xuất các sản phẩm nhựa.
Xây dựng các chương trình phát triển
các ngành quy mô nhỏ và vừa như chương trình hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp
linh kiện. Mục tiêu chính của chương trình này là tạo ra một thị trường công nghiệp mà các công ty
công nghiệp quy mô nhỏ và vừa của Malaysia có thể trở thành những nhà sản xuất
và cung cấp đáng tin cậy các sản phẩm đầu vào công nghiệp như máy móc, thiết bị
cho các ngành công nghiệp lớn; ngoài ra VDP cũng thúc đẩy mối liên kết giữa các
ngành công nghiệp nhỏ và vừa, các ngành công nghiệp và các tập đoàn tài chính
trong nước và quốc tế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu các nhà cung
cấp linh phụ kiện, các công ty đa quốc gia, FDI có nhu cầu về sản phẩm CNPT (SE).
SE cung cấp cơ sở dữ liệu trên máy tính nhằm giúp cho các SME có tiềm năng có
thể tiếp cận các công ty lớn để cung cấp các sản phẩm đầu vào công nghiệp. SE
khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước tham gia vào các ngành CNPT
hiện đại, cạnh tranh, năng động trong các lĩnh vực sau: ôtô, xe máy; các ngành
công nghiệp cao su; điện, điện tử; nhựa; các ngành sản xuất đồ gỗ; máy móc cơ
khí; dệt may.
Tổ chức Hội chợ các nhà cung cấp linh kiện
phụ tùng và các hội chợ công nghiệp; Tiến hành nghiên cứu sản phẩm và phân
đoạn thị trường cho các sản phẩm linh kiện phụ tùng theo từng lĩnh vực cụ
thể; Thông qua Tổng công ty phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
Malaysia thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ khác như: Chương trình liên kết hỗ
trợ công nghiệp; Chương trình phát triển kỹ thuật; Chương trình hỗ trợ kỹ
thuật; Chương trình nâng cao tay nghề; Chương trình phát triển xuất khẩu; và
Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng.
Thái Lan được đánh giá là một nước khá
thành công trong việc phát triển nhiều ngành CNPT phục vụ cho nhu cầu sản xuất
của các doanh nghiệp FDI, góp phần biến Thái Lan thành cứ điểm sản xuất nhiều
mặt hàng xuất khẩu (ôtô, xe máy, hàng điện tử…).
Hệ thống chính sách của Chính phủ Thái
Lan nhằm phát triển CNPT là một trong những nhân tố quyết định sự thành công
của ngành CNPT. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đã xây dựng một hệ thống các cơ quan
chuyên trách về CNPT và xem việc phát triển CNPT là một bộ phận quan trọng
trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia.
Trong giai đoạn đầu phát triển các
ngành CNPT, Thái Lan chú trọng những chính sách khuyến khích và bảo vệ thị trường
nội địa như chính sách nội địa hoá, giảm thuế nhằm phát triển nhanh các ngành
sản xuất, từ đó làm tăng nhu cầu đối với các ngành CNPT. Khuyến khích các
doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp,
miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị trong một thời gian nhất định đối với
những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNPT.
Tăng cường chính sách xúc tiến đầu tư vào
ngành CNPT. Những ngành khuyến khích đầu tư được miễn giảm thuế môn bài trong
một thời gian nhất định, miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc và cho phép cộng một
phần tiền lỗ vào các chi phí đầu tư. 3 ngành trọng điểm để tập trung phát triển
là sản xuất linh kiện vi điện tử, thiết kế điện tử và sản xuất phần mềm. Các
doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất các mặt hàng này được hưởng nhiều ưu đãi,
thậm chí còn được hưởng chế độ ưu đãi khi bán hàng trong nước.
Tăng cường sự liên kết các doanh
nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, với hệ thống mạng lưới các nhà
cung cấp trong nước. Có thể thấy, các doanh nghiệp FDI có vai trò rất lớn trong
việc phát triển ngành CNPT của Thái Lan thông qua việc chuyển giao công nghệ
cho các công ty CNPT trong nước (hỗ trợ liên kết kỹ thuật). Ở Thái Lan đã xuất
hiện mạng lưới cung cấp linh phụ tùng cho các doanh nghiệp đầu tư FDI có tính
ổn định, lâu dài và có hiệu quả cao. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy
ngành CNPT Thái Lan phát triển nhanh chóng và trở trở thành mũi đột phá chiến
lược trong chính sách phát triển kinh tế của Thái Lan trong những thập niên vừa
qua.
Ngoài ra, việc thành lập bộ phận phát triển
liên kết công nghiệp năm 1992 trực thuộc Ban Đầu tư, và thành lập các viện
nghiên cứu độc lập nhằm tăng năng lực nghiên cứu, chế tạo, thúc đẩy hoạt động
nghiên cứu và triển khai (R&D) như Viện máy móc tự động Thái Lan (TAI),
Viện Điện và Điện tử(EEI), Viện Thực phẩm, Viện Dệt cũng là những bước đi đúng
đắn để nhiều quốc gia học tập.