Nhập khẩu móc thiết bị đã qua sử dụng: Cần sự chung tay của các Bộ, ngành
Đầu tháng 9 tới đây, Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN (Thông tư 20) của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chính thức có hiệu lực, trong đó quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng vào Việt Nam phải đảm bảo có chất lượng còn lại từ 80% trở lên, thời gian đã qua sử dụng không được vượt quá từ 3 -15 năm tùy từng lĩnh vực.
Ông Đỗ
Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Hoài
Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ về vấn đề này.
Vừa qua
Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư 20 quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị
đã qua sử dung, tuy nhiên từ trước đến nay chúng ta vẫn nhập các máy móc, thiết
bị đã qua sử dụng, vậy lí do tại sao cho đến bây giờ Bộ mới ban
hành Thông tư quy định về lĩnh vực này, thưa ông?
- Ông Đỗ Hoài Nam: Không phải từ trước tới nay không có
một quy định nào đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Giai đoạn từ
1997-2003 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây (nay là Bộ KH&CN)
đã ban hành 02 Quyết định số 2019 và 491 quy định các yêu cầu kỹ thuật chung
về nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Tuy nhiên, giai đoạn 2003-2005
Chính Phủ ban hành Quyết định số 46 Chỉ đạo điều hành quản lý xuất nhập khẩu
hàng hóa, theo đó toàn bộ việc nhập máy móc, thiết bị thực hiện theo Quyết định
này. Từ năm 2006 đến nay, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị được thực
hiện theo Nghị định số 12 quy định chi tiết và thi hành một số điều của
Luật Thương mại. Vì vậy, đối với máy móc, thiết bị (được hiểu là
hàng hóa hữu hình) sẽ được điều chỉnh theo Luật Thương mại. Nghị định
cũng quy định rõ cơ quan giúp Chính phủ làm việc này là Bộ Thương mại
trước đây, nay là Bộ Công Thương. Đặc biệt, trong quá trình xem xét các dự án
đầu tư chúng tôi thấy có rất nhiều DN nhập khẩu vào Việt Nam các máy móc, thiết
bị đã qua sử dụng, hoặc các dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu gây hậu quả lớn về
kinh tế như trường hợp của Vinashin, Vinalines,... Chính vì vậy thực
hiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại khoản 10 điều 9 Nghị định số 187
quy định chi tiết việc thi hành Luật Thương mại (thay thế cho Nghị
định 12 trước đây), Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN hướng dẫn việc
nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Để thực hiện nhiệm vụ
này, Bộ KH&CN đã chủ trì phối hợp với các Bộ ngành có liên quan
xây dựng Thông tư, đồng thời gửi các văn bản đề nghị các Bộ, ngành đề
xuất các tiêu chí để xem xét, đánh giá các máy móc, thiết bị đã qua sử dụng,
tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo để lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư này.
Riêng về khối đại diện cho doanh nghiệp, Bộ KH&CN đã gửi Dự thảo
Thông tư và mời Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) tham gia trao
đổi, góp ý kiến. Và theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
chúng tôi đã đăng Dự thảo Thông tư này lên Cổng thông tin điện tử của
Bộ KH&CN 02 tháng trước khi Thông tư được ban hành.
- Vậy
việc phối hợp giữa các bên trong việc thẩm định máy móc thiết bị
đã qua sử dụng sẽ được thực hiện như thế nào thưa ông?
Về kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên
quan, theo phân công của Chính phủ, Bộ KH&CN thống nhất quản lý về mặt
công nghệ. Trên cơ sở các đề xuất của các Bộ, ngành thì chất lượng
của các máy móc, thiết bị đã qua sử dụng ít nhất còn 80% so với
của chất lượng ban đầu và năm sản xuất (tính từ ngày sản xuất) của thiết
bị có lĩnh vực là 3 năm, có lĩnh vực là 5 năm, 7 năm, 10 năm và tối đa
là 15 năm,…, theo đề xuất của các Bộ, ngành.
Việc giám định được chất lượng còn lại của
thiết bị trên 80% so với chất lượng ban đầu, được căn cứ theo Luật Chất
lượng sản phẩm hàng hóa và theo Nghị định 132 hướng dẫn thi hành
Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt, ngay khi ký ban hành Thông
tư, Bộ KH&CN đã gửi công văn cho tất cả các Bộ, ngành liên quan đề nghị
thực hiện ngay việc chỉ định các tổ chức giám định chất lượng, còn đối
với các tổ chức giám định nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu theo
quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, để bảo đảm đáp
ứng nhu cầu giám định của các doanh nghiệp, Bộ KH&CN đã giới
thiệu 3 trung tâm có thể thực hiện được việc giám định đó là Trung
tâm 1, Trung tâm 2 và Trung tâm 3 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng thuộc Bộ KH&CN.
- Theo
quy định của Thông tư 20, việc nhập khẩu máy móc thiết bị đã
qua sử dụng phải còn 80% so với chất lượng ban đầu và tuổi đời trung
bình là 5 năm sử dụng. Tuy nhiên một sô ý kiến cho rằng, các doanh
nghiệp FDI thường xuyên nhập các thiết bị, dây chuyền từ nước ngoài,
trong đó có những máy móc đã đến thời hạn phải thay thế vì thiết
bị cần phải nhập phải đồng bộ với linh kiện cùng đời để thay thế. Vậy
khi Bộ KH&CN đưa ra những quy định này các doanh nghiệp FDI sẽ vấp
phải những khó khăn, Bộ sẽ giải quyết thế nào?
Thông thường đối với các máy móc, thiết bị đến
thời điểm cần bảo trì, bảo dưỡng thay thế phụ tùng thì các hãng
vẫn tiếp tục sản xuất chứ không chỉ dừng lại vào thời điểm sản xuất
các máy móc thiết bị. Ví dụ máy móc, thiết bị đã sử dụng trên 7, 8
năm khi cần thay thế rất khó để tìm phụ tùng vào thời điểm đó,
nhưng các phụ tùng, linh kiện đặc chủng vẫn được các hãng tiếp tục sản
xuất. Cho nên, nhìn chung việc quy định 80% chất lượng còn lại so với
ban đầu cũng như quy định số năm sản xuất như vậy là phù hợp. Tuy
nhiên, để xử lý một số trường hợp đặc biệt Thông tư đã có tại khoản 7
điều 14, trong trường hợp máy móc, thiết bị phụ tùng đảm bảo chất
lượng trên 80%, nhưng số năm không bảo đảm với năm sản xuất theo đúng yêu
cầu mà đã được thay thế, được tân trang, sửa chữa thì Bộ KH&CN sẽ
chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan để xem xét giải quyết
từng trường hợp cụ thể.
-Nói
đến việc nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng dư luận cũng
rất quan tâm, ví dụ như việc nhập khẩu các thiết bị y tế cũ vừa
qua. Để việc xảy ra như vậy thì trách nhiệm thuộc về bên nào và vai
trò của Bộ KH&CN ra sao, thưa ông?
Trong thời gian qua có một số máy móc,
thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu không đảm bảo an toàn, yêu cầu
về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng và gây ô nhiễm môi trường, Bộ KH&CN
đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17 về tăng cường quản
lý việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đối với các doanh nghiệp. Điều
đó nhằm tránh việc biến nước ta trở thành “bãi thải” của các máy
móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu. Đối với việc nhập khẩu
các thiết bị y tế cũ mà dư luận nhắc tới vừa qua, theo quy định về xuất
nhập khẩu hàng hóa, theo tôi chắc chắn những doanh nghiệp nhập khẩu các
thiết bị đó có sai phạm, có hành vi gian lận thương mại (vì đã có quy định
cấm nhập khẩu thiết bị y tế đã qua sử dụng), do đó cần phải xử phạt
nghiêm, nhưng việc xử phạt không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư
này. Đặc biệt, trong Luật KH&CN cũng quy định rất rõ công nghệ
là tập hợp giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có đi kèm hoặc không đi kèm
công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy công nghệ
được hiểu ở đây là hàng hóa nhưng là hàng hóa vô hình có đi kèm với
công cụ, phương tiện (máy móc, thiết bị) là hàng hóa hữu hình. Như tôi
nói lúc đầu theo sự phân công của Chính phủ thì việc quản lý hàng
hóa hữu hình thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ KH&CN chỉ
quản lý hàng hóa vô hình.
- Vậy,
theo ông, khi triển khai Thông tư này Bộ KH&CN gặp phải những khó
khăn, vướng mắc nào cần tháo gỡ ?
Trong quá trình xây dựng Thông tư, Bộ KH&CN
đã tiếp thu ý kiến của tất cả các Bộ, ngành cũng như đại diện của
doanh nghiệp là VCCI. Bên cạnh đó, việc chỉ định tổ chức giám định cần
phải thực hiện ngay khi Thông tư chính thức có hiệu lực. Bộ KH&CN cũng
đã gửi công văn đến các Bộ, ngành đề nghị chỉ định các tổ chức
giám định. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có Bộ, ngành nào phối
hợp với Bộ KH&CN trong việc chỉ định các tổ chức giám định. Việc
nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Thông tư 20 vẫn
tiếp tục được nhập khẩu, với điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng,
an toàn, tiêu chuẩn khí thải, chất thải theo tiêu chuẩn môi trường của
Việt Nam. Chúng tôi lưu ý các DN, các tổ chức cá nhân khi nhập khẩu máy móc,
thiết bị cần chú ý đến vấn đề chất lượng, vì chất lượng là yêu cầu sống còn để
đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tiếp đến là đảm bảo
an toàn môi trường, chúng tôi cũng mong muốn có được sự chia sẻ của cộng
đồng doanh nghiệp để làm sao Việt Nam xây dựng được một nền kinh tế
với các ngành công nghiệp phát triển bền vững.
Xin cảm
ơn ông!