Để thoát khỏi phụ thuộc công nghệ
Phụ thuộc công nghệ là dựa vào công nghệ bên ngoài để tổn tại và phát triển nhưng đồng thời lại bị ràng buộc bằng những điểu kiện không có lợi cho mình.
Phụ thuộc công nghệ gắn liền với yếu kém công nghệ. Ảnh minh
họa
Đây là hiện tượng phổ biến trong quan
hệ giữa các nước có trình độ phát triển cách biệt nhau. Có thể độc lập về chính
trị mà vẫn phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài; tuy nhiên, không thể có độc lập trọn
vẹn nếu chưa thoát khỏi sự phụ thuộc công nghệ. Mục tiêu độc lập công nghệ sẽ
đưa đất nước tiếp tục tiến xa hơn, tạo nên những tầng nấc phát triển mới. Muốn
vậy, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cụ thể: nhận biết sớm sự phụ thuộc
công nghệ, khắc phục phụ thuộc công nghệ trong các mục tiêu chiến lược, xử lý tốt
mối quan hệ giữa nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, tranh thủ hợp
tác quốc tế.
Có nhiều biểu hiện về phụ thuộc công nghệ,
như: ép phải mua với giá đắt; không chuyển giao công nghệ gốc; không chuyển
giao toàn bộ công nghệ và khi sửa chữa phải trông cậy vào phía chuyển giao;
chịu các điều kiện khống chế về cải tiến công nghệ được chuyển giao, thị
trường sản phẩm tạo ra từ công nghệ được chuyển giao; chịu các yêu sách về kinh
tế, quân sự... Từ đó có thể quy về 4 mức phụ thuộc theo thứ tự từ thấp đến cao
là: (1) Bị ép về giá cả mua công nghệ, thậm chí một số công nghệ không mua
được; (2) Ràng buộc trong sửa chữa, cải tiến công nghệ được chuyển giao; (3)
Ràng buộc trong phổ biến công nghệ được chuyển giao và thị trường tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ được tạo ra từ công nghệ nhận chuyển giao; (4) Ràng buộc các điều
kiện về chính trị, kinh tế. Ngoài ra, phụ thuộc công nghệ cũng biểu hiện ở thiếu
khả năng chủ động về nguồn công nghệ cần thiết cho nền kinh tế.
Trên thế giới đã có những nước chú
trọng việc thoát khỏi tình trạng phụ thuộc công nghệ. Từ kinh nghiệm của họ, có
thể rút ra một số giải pháp có ý nghĩa gợi suy cho các nước khác.
Nhận biết sớm sự phụ thuộc
công nghệ
Phụ thuộc công nghệ gắn liền với yếu
kém công nghệ. Hơn kém trình độ công nghệ vốn được biểu hiện qua các hoạt động
dựa trên công nghệ và sản phẩm tạo ra từ công nghệ. Trong quan hệ thương mại, hàng
hoá mới lạ, chất lượng tốt, giá cả thấp... ẩn dấu trong đó trình độ công nghệ
tiên tiến hơn. Trong đụng độ quân sự, vũ khí mạnh, quân dụng tốt ẩn dấu trong
đó trình độ công nghệ hiện đại hơn. Như vậy, cơ hội nhận biết về phụ thuộc công
nghệ không hiếm và có thể nhận biết sớm.
Nhận biết sớm phụ thuộc công nghệ là không
cần chờ đến nhập công nghệ từ bên ngoài mà đã thấy được nguy cơ biểu hiện qua
quan hệ thương mại và quân sự. Ở đây Nhật Bản và Trung Quốc là những điển hình.
Khi đối diện với các đế quốc phương Tây có ý đồ xâm chiếm đất nước, Nhật Bản và
Trung Quốc đã nhận rõ đằng sau sức mạnh kinh tế và quân sự là sự vượt trội về
KH&CN. Khẩu hiệu “Công nghệ phương Tây cộng văn hoá Nhật Bản”, “Kỹ
thuật phương Tây cộng tinh thần Trung Hoa” đã ra đời từ đó.
Đạt tới độc lập công nghệ là một quá trình
lâu dài cần nhiều sự chuẩn bị và các bước đi hành động. Đây là quá trình mà
điểm khởi đầu sớm sẽ tạo điều kiện cho điểm kết thúc sớm. Khắc phục phụ thuộc
công nghệ cần tiến hành một cách tự giác, tận dụng được các cơ hội mở ra để tìm
kiếm giải pháp khả dĩ. Không thể tự giác và nắm bắt cơ hội nếu thiếu ý thức
thường trực vươn lên thọát khỏi phụ thuộc công nghệ. Đặc biệt là cơ hội vốn khá
hiếm hoi; giữa cơ hội bị bỏ lỡ và cơ hội tiếp theo có thể là cả một quãng thời
gian dài... Cuối cùng, chống lại lệ thuộc công nghệ đòi hỏi tinh thần, ý chí
của cả dân tộc. Cần có thời gian để những khát khao hun đúc nên khí thế, quyết
tâm tạo dựng nền công nghệ độc lập.
Nhìn lại lịch sử của Nhật Bản và Trung
Quốc, chúng ta có thể thấy rõ những điều nêu trên. Chẳng hạn, khẩu hiệu “Công
nghệ phương Tây cộng văn hoá Nhật Bản”, “Kỹ thuật phương Tây cộng tinh thần
Trung Hoa” hàm chứa nhiều ý nghĩa: Đang thua kém công nghệ phương Tây và phải
bắt kịp; phải biến công nghệ bên ngoài thành của mình; đuổi kịp công nghệ
phương Tây bằng tinh thần dân tộc; phát triển công nghệ là quá trình ở tầm văn
hoá; đây là quá trình khó khăn cần nỗ lực để thống nhất các mặt đối lập (bên
trong và bên ngoài, KH&CN và văn hoá, tinh thần). Những khẩu hiệu này đã
ngấm vào các hành động cụ thể, được mở rộng và phát triển liên tục... đến mức
khó phân biệt giữa thông điệp khởi xướng chỉ đạo hành động với tổng kết rút ra
từ thực tế.
Trong lịch sử, Việt Nam từng rơi vào hoàn
cảnh gây khó khăn cho nhận biết về phụ thuộc công nghệ. Nhiều thời kỳ là thuộc
địa nên không có quyền tự quyết. Thường đứng trước nguy cơ ngoại xâm, nỗi niềm
mất độc lập, chủ quyền quá lớn dễ làm lu mờ những thứ khác... Bên cạnh đó, cung
có những thuận lợi để cảm nhận phụ thuộc công nghệ khi dân tộc phải đối mặt với
các thế lực kinh tế và quân sự hùng mạnh dựa trên thành tựu KH&CN tiên tiến
của thời đại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn muộn màng trong ý thức về phụ thuộc công
nghệ. Không chỉ so với các nước như Nhật Bản, Trung Quốc..., ý thức về độc lập
công nghệ bị tụt hậu hơn so với các độc lập khác vốn được chú ý đến khá sớm và
khá nhiều như chính trị, kinh tế, văn hoá...
Khắc phục phụ thuộc công nghệ
trong các mục tiêu chiến lược
Quyết tâm, ý chí khắc phục phụ thuộc công
nghệ phải thể hiện ở các mục tiêu chiến lược. Đây là mục tiêu xứng đáng được
nhấn mạnh ngang với các mục tiêu quan trọng khác trong các chiến lược phát
triển quốc gia. Tuyên ngôn về độc lập công nghệ cần cụ thể về mức độ theo từng
giai đoạn ứng với các điểm mốc ấn định trên chặng đường lâu dài.
Có thể đánh giá phụ thuộc công nghệ
trên những khía cạnh khác nhau. Về mua công nghệ là: số công nghệ cốt lõi nhập/nhu
cầu về công nghệ cốt lõi của nền kinh tế; tổng số công nghệ nhập/tổng nhu cầu
về công nghệ của nền kinh tế; về bán công nghệ là: thị phần công nghệ xuất/ thị
trường công nghệ thế giới; về so sánh mua - bán công nghệ là: công nghệ cốt lõi
nhập/công nghệ cốt lõi xuất, tổng công nghệ nhập/tổng công nghệ xuất. Khía cạnh
mua công nghệ thể hiện trực tiếp quan hệ phụ thuộc bên ngoài. Khía cạnh bán
công nghệ có tác động giảm phụ thuộc thông qua việc làm cho bên ngoài phụ thuộc
vào mình. Khía cạnh so sánh mua - bán thể hiện quan hệ qua lại hai chiều và tuỳ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Độc lập tuyệt đối sẽ không có ý nghĩa bởi chỉ
tồn tại ở nền kinh tế và nền KH&CN khép kín. Độc lập công nghệ theo nghĩa
tương phản với phụ thuộc công nghệ thường là sự cân đối giữa mua và bán công
nghệ.
Trên thực tế, tuỳ theo hoàn cảnh, các nước
diễn đạt mục tiêu chiến lược theo những cách khá phong phú. Nhật Bản đặt ra mục
tiêu độc lập công nghệ vào thập kỷ 60. Đặc điểm đánh dấu giai đoạn này là từ
hoạt động sáng tạo công nghệ đơn lẻ chuyển sang hoạt động sáng tạo mang tính
phổ biến đến mức nhất định và gắn với yêu cầu đạt được sự độc lập về công nghệ
của đất nước. Đồng thời, từ năm 1960, các dự án quốc gia như phát triển năng
lượng hạt nhân và các hoạt động vũ trụ đã được đẩy mạnh để trở thành các dự án
quy mô lớn. Các lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển công nghệ như người dẫn đường và thành tựu đạt được trong lĩnh vực
này sẽ có tác động lớn đến các lĩnh vực khác. Cùng với nỗ lực đó, sự phát triển
công nghệ độc đáo được đẩy mạnh thông qua các dự án quy mô lớn khác.
Hiện nay, cũng đang có những mục tiêu liên
quan tới khắc phục phụ thuộc và hướng tới độc lập công nghệ như Trung Quốc đề
ra mục tiêu đến năm 2020: tăng sử dụng công nghệ nội địa lên trên 60% và hạn
chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ nước ngoài xuống dưới 30%; trở thành
siêu cường quốc về công nghệ được bắt đầu từ việc sử dụng công nghệ của nước
ngoài được thay đổi theo các tiêu chuẩn nội địa của Trung Quốc (Đề cương
quy hoạch phát triển KH&CN trung hạn và dài hạn quốc gia 2006-2020).
Mục tiêu của Philippin đến năm 2020:
giá trị gia tăng trong xuất khẩu công nghệ cao đạt 70%; đạt trình độ thế giới
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (Kế hoạch quốc gia về KH&CN
2002-2020).
Mục tiêu của Ấn Độ: phát triển công
nghệ nội sinh để hạn chế lệ thuộc công nghệ nước ngoài; ngang với các nước phát
triển vào năm 2020.
Mục tiêu đến năm 2020 của Malaixia:
phát triển một xã hội khoa học và tiến bộ, một xã hội không chỉ tiêu dùng
công nghệ mà còn đóng góp cho nền văn minh KH&CN tương lai (Tầm nhìn
Malaixia 2020).
Mục tiêu của Hàn Quốc: đến 2025 trở thành
một trong những nước dẫn đầu công nghệ trên thế giới; đến 2025 đảm bảo năng lực
cạnh tranh KH&CN tương đương với các nước G7 trong một số lĩnh vực; trong
công nghệ thông tin tạo ra khả năng cạnh tranh toàn cầu trong các lĩnh vực chủ
chốt bằng cách sử dụng công nghệ cao hàng đầu thế giới để sản xuất sản phẩm
(Tầm nhìn dài hạn cho phát triển KH&CN đến năm 2025).
Việt Nam hiện còn thiếu các mục tiêu chiến
lược hướng tới độc lập công nghệ. Điều này có nguyên nhân từ nhận biết vấn đề
đặt ra. Đồng thời, đến lượt mình, thiếu mục tiêu rõ ràng sẽ gây khó khăn trong
tập hợp lực lượng phát triển nền KH&CN mang tính độc lập, phối hợp giữa
phát triển KH&CN và phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh bước đi qua các
giai đoạn phát triển.