Khởi công xây dựng nhà máy tái chế rác lớn nhất Quảng Bình
Ngày 23/12, tại xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Dự án Việt Nam đã tổ chức khởi công xây dựng nhà máy phân loại, tái chế rác thải thành các sản phẩm có ích cho cuộc sống với tổng giá trị đầu tư hơn 32 triệu euro.
Ảnh
minh họa. (Nguồn: climatetechwiki.org)
Đây
là dự án có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay tại
tỉnh Quảng Bình.
Nhà
máy này được xây dựng với mục tiêu phân loại, xử lý rác thải, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do rác gây ra để sản xuất biogas, điện, phân bón khoáng hữu cơ phục
vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của cộng đồng dân cư
trong và ngoài tỉnh Quảng Bình.
Với
dây chuyền, công nghệ hiện đại đến từ Cộng hòa liên bang Đức, nhà máy sẽ xử lý
triệt để ô nhiễm môi trường; tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu từ rác để tái chế
thành các sản phẩm có ích phục vụ cho cuộc sống.
Theo
thiết kế, nhà máy sẽ phân loại xử lý khoảng 300 tấn rác thải/ngày; sản xuất
biogas và điện với công suất lên đến 1 MW; sản xuất phân bón khoáng hữu cơ mang
thương hiệu DEPOT-PLAN ® có công suất hơn 5.000 tấn/năm.
Ông
Peteutz Laimer, thành viên Hội đồng Chuyên gia kỹ thuật Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Phát triển Dự án Việt Nam, cho biết: xử lý và phân loại rác thải hiện đã trở
thành một vấn đề bức xúc của xã hội ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này hàng chục năm và đã có mặt tại
nhiều nước trên thế giới, công ty cam kết sẽ thực hiện thành công dự án này tại
tỉnh Quảng Bình.
Ông
Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo, Bộ Công
Thương bày tỏ, đầu tư về xử lý môi trường, tạo nguồn năng lượng mới là một lĩnh
vực khó và còn khá mới ở Việt Nam.
Vì
vậy, việc Công ty Phát triển Dự án Việt Nam mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy
phân loại, tái chế rác thành các sản phẩm có ích cho cuộc sống tại tỉnh Quảng
Bình bằng nguồn vốn FDI cần được hoan nghênh và giúp đỡ.
Đại
diện đơn vị thi công xây dựng nhà máy, Đại tá Phạm Hoàng Bách, Phó Tổng Giám đốc
Tổng Công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng cũng cam kết sẽ hoàn thành công trình
đúng tiến độ, đảm bảo an toàn với chất lượng cao nhất.
Dự
kiến công trình này sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động sau 18 tháng thi công./.
Xem tin gốc tại đây.