SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Sáng chế của ông giám đốc vùng cao đã tìm được lối ra

[05/05/2015 15:56]

Sáng chế của ông Trịnh Đình Năng - Giám đốc Công ty TNHH Nhiệt Công nghiệp Hỏa Tự Long (Bắc Kạn) về hệ thống lò xử lý rác thải y tế giá rẻ, công năng tác dụng tốt, đã được nhiều cơ sở chọn mua, ứng dụng.

Hệ thống lò xử lý rác thải y tế giá rẻ, công năng tác dụng tốt, đã được nhiều cơ sở chọn mua, ứng dụng. Ảnh: S. T

Ông Trịnh Đình Năng cho biết, hệ thống lò xử lý chất thải y tế là hệ thống ông tâm đắc nhất và mất nhiều thời gian để nghiên cứu làm ra.

"Đây là sản phẩm có khả năng xử lý triệt để các loại chất thải y tế với chi phí thấp nhất, đảm bảo xử lý triệt để các chất nguy hại. Trong quả đốt không có điều kiện tái tạo dioxin, furan. Chi phí đầu tư cho hệ thống này chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm nhập ngoại. Sự khác biệt của sản phẩm này so với các lò khác là đốt nhanh nhất, chi phí rẻ nhất. Hệ thống này có thể thích ứng với nhiều nhiên liệu lỏng khác nhau mà không cần phải thiết kế lại hoặc thay thế bất cứ chi tiết nào của sản phẩm. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thế giới xử lý được khói, bụi mùi. Do vậy sản phẩm đảm bảo yếu tố về môi trường. Đặc biệt trong quá trình xử lý rác không tạo ra dioxin và furan ra môi trường. Đây là chiếc lò có khả năng hạ nhiệt rất nhanh, đến mức từ 1.350 độ C xuống còn 50 độ C đến 90 độ C trong một giây. Toàn bộ hệ thống này có thể đốt liên hoàn, không gián đoạn và rác thải nguy hại y tế không cần phân loại từ các khâu, kể cả các chai lọ thủy tinh có nước bên trong và các bệnh phẩm có độ ẩm rất cao", ông Năng cho biết.

Theo thiết kế của hệ thống lò xử lý chất thải y tế được ông Năng sáng chế ra, người vận hành chỉ cần chuyển giao trong vòng 2 tiếng đồng hồ, họ có thể nắm bắt vững quy trình cũng như cách thức xử lý của hệ thống. Toàn bộ công nghệ này được sản xuất đồng bộ tại Việt Nam. Do đó chúng ta có thể chủ động mà không phải lệ thuộc bất kỳ công đoạn nào của nước ngoài. 

Về độ bền, thân lò có thể lên đến 7 năm. Đầu đốt có thể bền tới 10 năm mà không cần phải sửa chữa. Hệ thống cho phép tiết kiệm nhiên liệu so với thế giới gấp 80 lần.

Ông Năng kể, trong một lần tôi có dịp đến Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn, tôi thấy các sản phẩm rác thải y tế và các công nghệ nhập khẩu hiện tại chưa đủ cơ sở khoa học để xử lý khối lượng rác thải y tế tại đây. Tôi nảy ra ý định nghiên cứu từ năm 1999. Sau một thời gian nghiên cứu tôi bắt tay vào sản xuất thử nghiệm từ phần lò đến xử lý khói bụi. Đến năm 2004 tôi bắt đầu thử nghiệm sản phẩm và đến 2009 mới đăng ký sáng chế độc quyền và giới thiệu rộng rãi sản phẩm này. Đến năm 2011 tôi đã mở công ty để sản xuất sản phẩm này. Có thể thấy rác thải y tế là một vấn đề phức tạp của thế giới chứ không riêng của Việt Nam. Bởi nó chứa nhiều hợp chất và có cả mầm bệnh nguy hại. Điều khó nhất là xử lý triệt để.

"Với Việt Nam đất nước nghèo và muốn nghiên cứu và đưa vào ứng dụng được phải phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của Việt Nam. Tức là chi phí đầu tư và vận hành phải thấp, vị trí lắp đặt cũng nhỏ dễ phù hợp với mọi điều kiện kể cả thành phố và các vùng nông thôn, vùng xa xôi. Tôi thật sự mong muốn nhà nước và các ngành các cấp có chính sách để hỗ trợ đưa các sản phẩm mà tôi làm ra đi vào thực tế cuộc sống, đi vào thị trường, thậm chí là xuất khẩu. ..", ông Năng chia sẻ.

nhà sáng chế k chuyên.jpg

Nhà sáng chế không chuyên mong muốn Nhà nước đầu tư tài chính và hỗ trợ chính sách thị trường. Ảnh: S. T

Trên thực tế, ông Năng đã nghiên cứu ra sản phẩm độc lập, khi có kết quả mới báo cáo với địa phương, trực tiếp là Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn. Ông Năng cho biết, ông đã nhậnđược sự ủng hộ, khích lệ về tinh thần của các ngành, các cấp tạo điều kiện cho sản phẩm của tôi ra thị trường. Tuy nhiên về mặt tài chính thì không có. Việc tác động để đưa sản phẩm ra thị trường hiện cũng chưa được xúc tiến.

Cũng theo ông Năng, hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm này phải qua các công ty trung gian mới ký được hợp đồng. Đã có nhiều bệnh viện đã sử dụng sản phẩm của tôi (Bệnh viện Quân y 211 - Thành phố Playku, Bệnh viện Chợ Đồn, Bắc Kạn...). Nhiều đơn vị, bệnh viện đặt vấn đề hỏi mua nhưng khi làm hồ sơ thì ngay từ phía bệnh viện cũng gặp khó khăn bởi chủ đầu tư bắt phải mua sản phẩm khác. Khi đó hồ sơ không được duyệt và hệ thống của tôi đã không vào được bệnh viện. Đây cũng là một khó khăn lớn.

Đặc biệt, ông Năng còn cho biết, sau lò đốt rác, tôi đã nghiến cứu và sản xuất thành công Curcumin từ củ nghệ vàng. Hiện tôi cũng làm cả từ nghệ trắng để làm mỹ phẩm.

"Tôi rất muốn được nhà nước hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách như vay vốn và tạo điều kiện cho sản phẩn lò đốt rác thải y tế của tôi có cơ hội tham gia vào các hạng mục mua sắm của nhà nước và đấu thầu cạnh tranh với các sản phẩn nhập khẩu và trong nước. Đó là cách để sản phẩm trí tuệ của người Việt, mới có cơ hội được cống hiến cho đất nước mình", ông Năng cho biết thêm.

www.vietq.vn(lntrang)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ